QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 53 - 54)

TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

I/. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức:

Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. 2/. Thái độ:

HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

3/. Kĩ năng:

Phân biệt được đâu là những hành vi xấu những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là hành vi thể hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

II/. Tài liệu và phương tiện:

- SGK, SGV, bài soạn.

- Bộ luật hình sự 1999 Đ 125. - HP 1992 Đ 73.

- Bộ luật tố tụng hình sự 1998 Đ 115 – 119.

III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:

1/. Kiểm tra bài cũ:

- Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân là gì ?

2/. Bài mới:

Hoạt động thầy – trò Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống.

GV cho HS đọc tình huống SGK. HS đọc tình huống.

GV nêu câu hỏi.

? Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? Vì sao ?

? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ?

? Nếu em là Loan em sẽ làm thế nào ? HS thảo luận, trao đổi sao đó lên trình bày.

GV ghi nhanh ý kiến HS lên bảng sau đó nhận xét, chốt lại ý cơ bản.

Hoc sinh ghi

1./ Tìm hiểu truyện đọc:

GV: Lê Thị Hồng Đào

53

GV giới thiệu Đ 73 – Hiến pháp 1992. HS đọc nội dung Đ 73.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học.

GV yêu cầu HS đọc Đ 125 Bộ luật hình sự 1999 SGK T58, đọc nội dung bài học SGK T 57.

HS đọc.

GV nêu câu hỏi

1/. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?

2/. Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

3/. Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ?

? Nếu thấy bạn nghe trộm điện tín của người khác em sẽ làm gì ?

HS trao đổi, thảo luận đại diện trình bày.

GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận yêu cầu HS đọc nội dung bài học.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.

Giao bài tập d cho HS về nhà làm.

II/. Nội dung bài học:

1/. Quyền được đảm bảo an

toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta(Điều 73 Hiến pháp 1992)

2/. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không nghe trộm điện thoại.

III/. Bài tập:

a/. Phần 2 nội dung bài học. b/. Đọc thư người khác, nghe trộm điện thoại, lấy cắp thư người khác …

c/. Điều 125 Bộ luật hình sự 3/. Củng cố và dặn dò:

- Về nhà học bài và làm bài tập.

- Xem lại chương trình học kì II chuẩn bị ôn tập thi hết học kì. ---

GV: Lê Thị Hồng Đào

54

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w