QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 47 - 50)

THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

I/. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức:

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

- Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn, bảo vệ. 2/. Thái độ:

Có thái độ quí trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.

3/. Kĩ năng:

- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự và nhân phẩm. - Không xâm hại đến người khác.

II/. Tài liệu và phương tiện:

- SGK, SGV, bài soạn. - Bộ luật hình sự. - HP 1992.

- Tranh bài 16, bộ tranh GDCD 6.

III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:

1/. Kiểm tra bài cũ:

Sửa và trả bài kiểm tra.

2/. Bài mới:

Hoạt động thầy – trò Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc.

GV cho HS đọc truyện “Một bài học”, sau đó đặt câu hỏi cho HS thảo luận.

 Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở ?  Hành vi đó của ông Hùng có phải do cố ý không ?  Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì ?

 Theo em đối với con người cái gì quý nhất ? Vì sao HS thảo luận, lần lượt cử đại diện trả lời.

GV giới thiệu điều 93 của bộ luật hình sự.

GV chốt lại: Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý nhất. Mọi việc làm

Hoc sinh ghi

1./ Tìm hiểu truyện đọc:

GV: Lê Thị Hồng Đào

47

xâm phạm thân thể tính mạng của người khác đều được xem là phạm tội và bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ thân

thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. GV nêu tình huống.

Nam và Sơn là bạn học cùng lớp. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm không thấy Sơn đổ tội cho Nam đã lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo chủ nhiệm đã kịp thời đưa 2 bạn vào phòng hội đồng kỉ luật.

Câu hỏi:

- Nhận xét cách ứng xử của 2 bạn ?

- Nếu là 1 trong 2 bạn, em sẽ xử sự như thế nào ? - Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Nam em sẽ làm gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày.

(Sơn sai vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam lấy cắp  Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn).

(Nma sai vì đã không khéo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu  Xâm hại đến thân thể và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của Sơn).

GV: nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lí theo PL GV: giới thiệu điều 1221, 122, 104 bộ luật hình sự.

Hoạt động 3: HS tự nghiên cứu nội dung bài học đến nắm

được nội dung trọng tâm. HS đọc phần a SGK.

 Em hiểu thế nào là bảo hộ ? (Che chở, bảo vệ) GV giới thiệu điều 71 – HP 1992.

GV: Em hãy nêu một ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ về tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm của con người mà em biết.

 Em có thái độ như thế nào trước sự việc đó ?

Hoạt động 4: Hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân

và kỉ năng nhận biết ứng xử.

Vận dụng tình huống bài tập b SGK.

 Trong tình huống trên, ai vi phạm pháp luật ? Vi phạm điều gì ?

 Theo em, Hải có thể có cách ứng xử nào ? HS thảo luận trình bày bảng.

 Trong những cách giải quyết đó, theo em cách nào là đúng nhất ? Vì sao ?

II/. Nội dung bài học:

1/. Quyền được pháp luật

bảo hộ thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân.

2/. Những quy định của PL. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo những quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Đều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

GV: Lê Thị Hồng Đào

48

HS trả lời.

GV: Từ đó chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?

Hoạt động 5: Luyện tập

HS đọc yêu cầu bài tập c SGK

HS đọc yêu cầu bài tập d SGK

3/. Trách nhiệm của CD: Trong việc sử dụng quyền tự do thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

- Tôn trọng quyền của người khác không xâm hại thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Biết tự bảo vệ mình, biết phê phán cáo những ai làm sai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III/. Bài tập:

c/. Cách ứng xứ đúng: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo với cha mẹ, thầy cô giáo biết. d/. Đúng: 3 ý đầu. Sai: 2 ý sau. 3/. Củng cố: - Bảo hộ là gì ?

- Nêu những quy định của pháp luật ? - Trách nhiệm của công dân ?

4/. Dặn dò:

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài 17. đọc trước tình huống trang 55. Câu hỏi:

 Chuyện gì đã xãy ra với gia đình bà Hòa ? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghỉ gì và đã hành động như thế nào ?

 Theo em bà Hòa hành động như vậy đúng hay sai ? Tại sao ?

 Theo em, bà Hòa nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của người khác ?

--- GV: Lê Thị Hồng Đào

49

Tuần: 30 Tiết: 30 Ngày:

Bài:17

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 47 - 50)