CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 32 - 36)

VỀ QUYỀN TRẺ EM

I/. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức:

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc. - Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. 2/. Thái độ:

- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 3/. Kĩ năng:

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

II/. Tài liệu và phương tiện:

- Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em.

- Số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em và sự vi phạm quyền trẻ em trên thế giới.

- Bộ tranh về quyền trẻ em.

III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:

1/. Kiểm tra bài cũ:

2/. Bài mới:

Hoạt động thầy – trò Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện.

HS đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”. GV đặt câu hỏi:

 Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?  Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS ?

HS tự bộc lộ suy nghĩ trả lời.

GV chốt lại: Trẻ em mồ côi trong các làng trẻ em SOS được sống rất hạnh phúc. Trích điều 20 của công ước. Đó cũng là quyền trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước bảo vệ chăm sóc.

Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về công ước.

Hoc sinh ghi

I/. Tìm hiểu truyện:

“Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”.

- 1990, Việt Nam kí và phê chuẩn công ước.

GV: Lê Thị Hồng Đào

32

- Năm 1989, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.

- 1991, Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Gv giải thích:

- công ước liên hợp quốc là luật quốc tế về quyền trẻ em.

- Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia công ước liên hợp quốc đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.

Hoạt động 3: Khai thác nội dung bài học.

Dựa vào nội dung của từng nhóm quyền yêu cầu HS phân loại tranh tương ứng với nội dung 04 quyền đó ?

GV cho HS thời gian để sắp xếp. GV nêu câu hỏi:

 Vì sao em lại sắp xếp như vậy ? Đại diện HS trình bày.

Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và có bổ sung. GV chốt lại đáp án đúng, tóm tắt nội dung từng nhóm quyền.

GV dặn HS về nhà tìm hiểu thực tế địa phương mình những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ để chuẩn bị cho tiết sau.

Hoạt động 4: Thảo luận nhóm:

GV đưa ra tình huống yêu cầu HS thảo luận.

II/. Nội dung bài học:

1/. Nhóm quyền sống còn:

là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ. 2/. Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

3/. Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi, giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật …

4/. Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

GV: Lê Thị Hồng Đào

33

Tình huống: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy, Hội phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng trên”.

GV hỏi:

Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống  Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó ?  Việc làm của hội phụ nữ có gì đáng quí ? Qua đó em thấy trách nhiệm của nhà nước đối với công ước về quyền trẻ em như thế nào ?

HS thảo luận giải quyết tình huống.

Hoạt động 5: Hướng dẫn củng cố luyện tập.

GV cho HS đọc yêu cầu bài tập.

GV cho HS đọc yêu cầu bài tập d, đ.

Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời, sau đó GV chốt ý để HS rút ra bài học cho mình.

Giao HS về nhà làm bài tập c, g.

- Bà A vi phạm quyền trẻ em. Giới thiệu điếu 24, 28, 37 của công ước.

- Cần lên án, can thiệp kịp thời với những hành vi, vi phạm quyền trẻ em.

- Nhà nước rất quan tâm đảm bảo quyền trẻ em.

- Nhà nước trừng phạt những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. III/. Bài tập: a/. 1, 4, 5, 7, 9, 10. b/. Lợi dụng trẻ em để buôn ma tuý. - Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. - Đánh đập trẻ em. ⇒ Cần phát hiện và ngăn chặn kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.

d/. Mỗi chúng ta cần bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác, phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.

3/. Củng cố:

Hãy trình bày 04 nhóm quyền cơ bản của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. 4/. Dặn dò:

- Học bài và làm bài tập.

- Chuẩn bị bài mới. “Công dân nước cộng hoà XHCNVN”

 Theo em qua tình huống 1 bạn A-li-a nói như vậy có đúng không ? Vì sao ?

 Qua truyện đọc tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thuý Hiền gợi cho em suy nghỉ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người HS, người công dân đối với đất nước ?

GV: Lê Thị Hồng Đào

34

Tuần: 21+22 – Tiết: 21+22

GV: Lê Thị Hồng Đào

35

Ngày:... /.../... Bài:13

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w