QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 44 - 47)

I/. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa học tập của công dân

- Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

2/. Thái độ:

- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học. - Phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.

3/. Kĩ năng:

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, thực hiện đúng những quy định học tập và nghĩa vụ học tập.

- Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân. - Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

II/. Tài liệu và phương tiện:

- SGK, SGV, bài soạn.

- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (Đ 10) - Luật giáo dục (Đ 9)

- HP 1992 (Đ 52)

- Luật giáo dục phổ cập tiểu học - Tranh ảnh.

III/. Tiến trình các hoạt động dạy và học:

1/. Kiểm tra bài cũ:

- GV cho HS quan sát 3 bức ảnh vi phạm luật giao thông cho HS nhận xét. - Cho HS phân loại các biển báo và gọi tên.

- Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường ta phải làm gì ?

2/. Bài mới:

Hoạt động thầy – trò Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

GV cho HS quan sát ảnh SGK T50 và tranh bài 15 GDCD 6

GV đặt câu hỏi:

 Em có biết tại sao Đảng và nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không ? HS suy nghỉ trả lời.

Hoc sinh ghi

1./ Tìm hiểu truyện đọc:

“Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Côtô.”

GV: Lê Thị Hồng Đào

44

(Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học.)

Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc.

HS đọc truyện: Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô tô.

GV lần lượt nêu câu hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cuộc sống ở huyện đảo Cô tô trước đây như thế nào ?

 Điều đặc biệt trong sự thay đổi ở huyện đảo Cô tô ngày nay là gì ?

 Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em Cô tô được đến trường học tập ?

HS thảo luận trả lời.

- Trước đây trẻ em Cô tô không có điều kiện để được đi học.

- Tất cả trẻ em đều được đến trường để học.

- Hiện nay, Đảng và nhà nước tạo điều kiện và được sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy giáo, cô giáo cùng nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện hết mức, nên Cô tô đã hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.

GV nêu câu hỏi:

 Theo em vì sao chúng ta phải học tập ?  Học để làm gì ?

 Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào ? HS thào luận trả lời.

GV kết luận chốt lại nội dung bài học.

Hoạt động 4: Xử lý tình huống:

GV nêu tình huống.

A là 1 HS giỏi lớp 5 trường X bổng dưng nghĩ học nhiều ngày không có phép, cô giáo chủ nhiệm đến nhà tìm hiểu nguyên nhân. Do A ở với mẹ kế bị đánh đập và nhà rất cần người phụ giúp nên A nghỉ học ở nhà phụ giúp.

 Em hãy nhận xét sự việc trên việc làm của người mẹ kế của A như vậy là đúng hay sai ?

 Nếu em là A em sẽ giúp A như thế nào để A tiếp tục đi học.

HS thảo luận nhóm giải quyết tình huống. GV giới thiệu Đ 59 (HP1992)

2./ Nội dung bài học:

a/. Ý nghĩa của việc học tập

Việc học tập là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

b/. Về học tập luật pháp

nước ta quy định:

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tuỳ điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.

- Trẻ em từ 6  14 tuổi phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học.

GV: Lê Thị Hồng Đào

45

GV nêu tình huống: ở lớp nọ có hai bạn A và B tranh luận với nhau về quyền học tập.

A nói học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được, không học cũng được, không ai có quyền bắt buộc mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn B nói: tôi chẳng muốn học ở lớp này. Vì lớp học toàn là những bạn nghèo. Chúng đáng lẽ không được đi học.

 Em nghỉ gì về cách suy nghỉ của A và B. HS suy nghỉ trả lời.

HS thảo luận giải quyết tình huống. GV giới thiệu Đ 9 luật giáo dục.

 Nhà nước có trách nhiệm gì ?

? Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo được đi học không ?

Hoạt động 6: Luyện tập.

GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. a/. , b/. , c/. , đ/. .

- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

c/. Nhà nước tạo điều kiện

cho các em học tập: Mở mang

hệ thống trường lớp, miễn phí cho HS tiểu học giúp đỡ cho trẻ em có khó khăn. 3/. Bài tập: a/. Cho HS liên hệ thực tế. b/. c/. Với trẻ em khuyết tật có thể học ở lớp học dành cho trẻ em điếc, mù, tật nguyền. Trẻ em có hoản cảnh khó khăn: ngày đi làm, tối đi học ở trung tâm.

+ Học ở trung tâm vừa học vừa làm.

+ Tự học sách báo, bạn bè, chương trình đào tạo từ xa trên truyền hình.

+ Học ở lớp học tình thương.

đ/. Chọn câu 3. 3/. Củng cố:

Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của HS. 4/. Dặn dò:

Về nhà học bài 12, 13, 14, 15 Kiểm tra 1 tiết.

--- GV: Lê Thị Hồng Đào

46

Tuần: 28+29 – Tiết: 28+29 Ngày: .../.../... Bài:16

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN GDCD (Trang 44 - 47)