Loài chim ác:

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 HK II (Trang 76 - 77)

III. BÀI TẬ P:

b) Loài chim ác:

- Con diều hâu có cái mũi khoằm, khi tiếng nó rú lên tất cả gà con chui vào cánh mẹ.

- Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn . . .ăn thịt bồ câu. - Cuộc giao chiến giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt diễn ra rất sinh động.

=> Miêu tả đặc sắc, cụ thể. Vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ các loài chim ở vùng quê.

văn giữ cho mình được nguyên vẹn với cái nhìn cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ, khi kể và tả về thiên nhiên làng quê ở Việt Nam. Bài văn thắm đượm chất văn hoá dân gian. Điều đó không chỉ thể hiện ở việc sự dụng các thành ngữ, tục ngữ, đồng dao mà còn ở cách nhìn và cảm nhận về một số loài chim quen thuộc.

* Những yếu tố dân gian trong bài : GV gợi ý – > HS lần lượt tìm.

=> Chất văn hoá dân gian không chỉ thể hiện trực tiếp ở các yếu tố như đã kể trên mà còn thấm đượm cái nhìn và cảm xúc của người kể. Đó là cách nhìn trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm đối với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian. Đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất của con người ( vd : các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo ). Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định cứ, thiếu căn cứ khoa học. (4) Em hiểu gì thêm về thế giới tự nhiên và con người qua văn bản “lao xao” ?

–> Hiểu biết thêm về một số loài chim ở làng quê nước ta. Thấy được sự quan tâm của con người đối với loài vật.

(4) Tình cảm được khơi dậy trong em khi tiếp xúc với TG các loài vật trong “lao xao” ?

–> Yêu quý các loài vật quanh ta, yêu làng quê, dân tộc.

(4) Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả trong bài “lao xao” ? –> Quan sát tinh tường đối tượng miêu tả. Vốn sống rất cần khi miêu tả, kể chuyện. Miêu tả, kể chuyện cần được lồng trong cảm xúc, thái độ.

–> Ghi nhớ SGK trg 113

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 HK II (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w