Có thể nói, quy hoạch các KCN có ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư. Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm làm cho các KCN phù hợp hơn với yêu cầu tình hình mới. Định hướng xây dựng các KCN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết của tỉnh.
Trước hết, quy hoạch KCN phải trên cơ sở nhận thức đầy đủ Nghệ An là một tỉnh trung tâm của vùng Bắc Trung bộ. Do đó, ngay từ đầu việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải thể hiện sự nhất quán, có tính khoa học cao. Khi quy hoạch phát triển công nghiệp
nói chung và các KCN nói riêng, phải chú ý đến quy hoạch tổng thể và yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.
Quy hoạch phát triển các KCN phải gắn với xu thế đô thị hoá tất yếu của các vùng nông thôn ven thành phố Vinh, thị trấn Hoàng Mai, thị trấn Nghĩa Đàn và thị xã Cửa Lò. Trong tương lai, các thị trấn Hoàng Mai, Nghĩa Đàn sẽ trở thành thị xã. Vì vậy cần có định hướng hoặc đồng thời quy hoạch ưu tiên phát triển trước kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, khu dân cư đô thị mới liền kề ngoài hàng rào KCN. Tạo điều kiện khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và hoạt động của các doanh nghiệp KCN. Cụ thể như cơ sở dạy nghề, nhà ở cho công nhân và chuyên gia, cửa hàng thực phẩm, bách hoá, trạm y tế, nhà trẻ, công trình phúc lợi, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.
Như vậy, khi duyệt dự án quy hoạch một KCN cần phải xem xét về nhiều mặt như quy hoạch diện tích đủ để xây dựng kết cấu hạ tầng, khu nhà ở cho chuyên gia, nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, hệ thống xử lý nước thải và các dịch vụ khác kèm theo.
Việc kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch KCN với quy hoạch khu đô thị, khu dân cư và các dịch vụ phục vụ là hết sức cần thiết. Nó cho phép chính quyền địa phương tăng thêm nguồn tài chính do có thể khai thác quỹ đất và các lợi ích khác từ sự phát triển KCN. Quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu dịch vụ không nhất thiết đi liền với từng KCN mà có thể liên kết phục vụ cho nhiều KCN trên cùng địa bàn.
Việc quy hoạch đầu tư phát triển hạ tầng KCN chủ yếu do công ty kinh doanh hạ tầng KCN thực hiện. Tuy nhiên tỉnh cũng cần xem xét các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng, nhất là cơ chế tạo vốn. Như việc miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, nới lỏng điều kiện vay, khuyến khích các công ty chủ động huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp giảm tối đa mức phí sử dụng hạ tầng KCN. Khi điều kiện tài chính cho phép, tỉnh trực tiếp tham gia đầu tư hạ tầng KCN bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhằm chủ động trong việc gọi vốn và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN.
Song song với việc đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, cần phải khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN đầu tư phát triển khu dân cư theo quy hoạch. Chú trọng các dự án phục vụ người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân
thuê, các dịch vụ phục vụ KCN. Cần có định hướng xây dựng KCN miền núi và các huyện nông thôn, tránh tình trạng phân bố không đồng đều và sự nhập cư quá đông của lao động ngoại thành vào các khu đô thị. Quy hoạch các KCN cần kết hợp nhiều yếu tố để đảm bảo tính khả thi khi xây dựng. Trong điều kiện ngân sách hạn chế, KCN nên quy hoạch ở những vùng đất hoang hoá, rộng lớn, thưa thớt dân cư để vừa ít tốn ngân sách đền bù, giải phóng mặt bằng, vừa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Quy hoạch KCN phải gắn chặt với việc bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, nếu sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì hiệu quả của sản xuất nhiều khi không bù đắp được tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thông giao thông, hệ thống dịch vụ phục vụ KCN một cách khoa học.
KCN Nam Cấm nằm trên vùng đất hoang hoá, sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả, dân cư thưa thớt nên việc đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi. KCN Bắc Vinh nằm trong thành phố Vinh nên việc giải phóng mặt bằng, đền bù, giải toả hết sức khó khăn cả về phía nhà đầu tư và người dân trong vùng quy hoạch. Vì vậy, cần mở rộng diện tích KCN Nam Cấm, ổn định diện tích quy hoạch KCN Bắc Vinh mới có thể dồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Hạn chế mở rộng KCN Cửa Lò vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến khu du lịch biển. KCN Phủ Quỳ và Hoàng Mai nằm trên vùng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nên cần xem xét lại về quy mô diện tích và địa điểm quy hoạch.
Kết luận chương 3
Mục tiêu phát triển các KCN Nghệ An đến năm 2010 là nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN đồng thời lấp đầy diện tích các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò và 50% KCN Phủ Quỳ. Muốn đạt mục tiêu ấy, tỉnh cần khai thác tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư vào KCN. Trong quá trình thu hút đầu tư, cần đa dạng hoá các hình thức thu hút. Bên cạnh việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo sức mạnh tổng hợp. Thu hút đầu tư cần có sự cân nhắc lựa chọn dự án. Không vì mục tiêu lấp đầy KCN mà tiếp nhận nhiều dự án quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tiếp nhận những dự án lớn mà chủ đầu tư không đủ trình độ và năng lực để thực hiện dự án. Vì vậy, việc thu hút đầu tư phải gắn với quản lý các KCN. Có như vậy các KCN mới phát triển ổn định bền vững.
Để thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, đồng thời tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thích hợp. Đó là tạo môi trường pháp lý thông thoáng, xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đồng bộ, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách liên quan đến thu hút đầu tư. Tỉnh cần đẩy mạnh hoạt động vận động xúc tiến đầu tư vào KCN, kết hợp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp KCN. Cuối cùng, tỉnh cần kiện toàn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư vào KCN. Thực hiện tốt những giải pháp ấy nhất định các KCN Nghệ An sẽ ngày càng phát triển, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Kết luận
Thu hút đầu tư vào các KCN nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. Đây chính là bước thể hiện tối ưu ý tưởng "đi tắt, đón đầu"trong thời đại ngày nay.
Các KCN đang ngày càng tỏ rõ ưu thế không thể thay thế trên con đường CNH, HĐH đất nước. KCN góp phần tạo ra một lượng hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ những người lao động, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. KCN là nơi tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua phát triển các KCN mà kết cấu hạ tầng cả về kinh tế và xã hội nhanh chóng được hình thành. Thu hút đầu tư vào KCN, chúng ta sẽ có được một thế hệ những người lao động mới, bản lĩnh, năng động, sáng tạo. Họ là lực lượng tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các ngành kinh tế mũi nhọn.
ở Nghệ An, các KCN đã được hình thành và đang tích cực mời gọi đầu tư, tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các KCN Nghệ An đang phải đối mặt với với nhiều khó khăn thách thức. Những khó khăn này bao gồm cả về phía tỉnh và về phía doanh nghiệp. Trong thời gian tới, để làm cho Nghệ An trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh vận động xúc tiến đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN. Trong đó cần chú trọng giải pháp cải thiện môi trường đầu tư. Với sự nổ lực của tỉnh, của Ban quản lý các KCN và sự hỗ trợ của trung ương hy vọng rằng trong những năm tới tình hình đầu tư vào các KCN ở Nghệ An sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Bá (2005), "Các khu công nghiệp ở Nghệ An sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư", Tạp chí Kinh tế và dự báo (8).
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp Nghệ An (2006), Báo cáo tình hình phát triển khu
công nghiệp Nghệ An năm 2005.
3. Ban Quản lý các KCN Nghệ An (2006), Báo cáo tình hình phát triển KCN Nghệ An 6
tháng đầu năm 2006.
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ban kinh tế trung ương, Tạp chí Cộng sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai (2004), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học (11/2004).
5. Bộ môn Kinh tế đầu tư- Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Văn Chất (2005), "Nghệ An tích cực cải thiện môi trường đầu tư khuyến khích
phát triển", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (8).
7. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), "Khu công nghiệp ở Việt Nam và vấn đề nhà ở cho công
nhân thuê", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (6).
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Duy Đông (2004), "Quy hoạch khu công nghiệp còn quá yếu", Tạp chí Kinh tế Châu á-
Thái Bình Dương, (17).
11. Duy Đông (2004) "Bao giờ giấc mơ khu công nghiệp trở thành hiện thực", Tạp chí
Kinh tế châu á thái Bình Dương. (9)
12. Duy Đông (2004), "Xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp bao giờ được chuyên nghiệp",
Tạp chí Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương, (11).
13. Duy Đông (2004), "Các khu công nghiệp miền Bắc và Bắc Trung bộ: Sức hút đầu tư kém",Tạp chí Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương, (12,13)
14. Ngân Hà (2005), "Bình Dương trải chiếu hoa...", Tạp chí Kinh tế Châu á- Thái Bình
Dương, (47).
15. Anh Hào (2004), "Đồng Nai tăng cường cải cách hành chính để mời gọi đầu tư", Tạp
16. Lê Văn Học (2005), "thành tựu và kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp Bình
Dương", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam (60), tr.9.
17. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), "Một số vấn đề về quản lý và phát triển khu công nghiệp,
khu chế xuất", Tạp chí Kinh tế và dự báo (6).
18. Như Hùng (2005), "Tác động của các khu công nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế ở
Đồng Nai", Tạp chí Cộng sản (15).
19. Quốc Huy (2005), " Hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất 10 tháng đầu
năm 2005", Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam, (62), tr.16.
20. Trần Ngọc Hưng (2002), "Một số vấn đề về hoàn chỉnh quy hoạch phát triển khu công
nghiệp thời kỳ 2001- 2005",Tạp chí Kinh tế và dự báo, (4).
21. Ngô Hướng (2004), "Các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Cộng sản, (17).
22. Trần Xuân Kiên (1998), Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước cho phát
triển nền công nghiệp Việt Nam, Nxb Lao động.
23. Nguyễn Ký- Vũ Cân (2005), "Cải thiện môi trường đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở
Bình Dương", Tạp chí Cộng sản (13).
24. Nghị định 36/CP của chính phủ (1997), Về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao.
25. Nghị định 192/CP của chính phủ (1994), Về quy chế khu công nghiệp.
26. Lê Hữu Nghĩa (2004), "Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh, thành phố
phía Bắc- những vấn đề lý luận và thực tiễn",Tạp chí Cộng sản (14).
27. Vũ Văn Phúc- Trần Thị Minh Châu (2004), "Các KCN tập trung và vai trò của nó trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí kinh tế châu á- Thái Bình Dương
(12,13,14).
28. Đinh Văn Phượng (2000), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núí
phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An (2003), Danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư tỉnh
30. Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An (2005), Danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư tỉnh
Nghệ An 2005-2010
31. Nguyễn Khắc Thanh (2005), "Xây dựng và phát triển khu công nghiệp Đồng Nai,
những thành tựu và kinh nghiệm bước đầu", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam
(62), tr. 12.
32. Quyền Thành (2006), "Các tỉnh "xé rào" ưu đãi đầu tư : "thủng" ngân sách vì hứa chi
cả nghìn tỷ đồng", Báo Tiền phong (160), ngày 3/8.
33. Lê Thông (2004), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 3- Các tỉnh vùng Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ, Nxb Giáo dục.
34. Tìm hiểu luật đầu tư (2006), Nxb Lao động xã hội.
35. Tỉnh uỷ Nghệ An (2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 16.
36. Trung tâm xúc tiến đầu tư Nghệ An (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2006.
37. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
38. Trần Thiện Tứ (2005), "Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển các KCN
tại thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam (57), tr.24.
39. Trần Đình Ty (2005), Đổi mới cơ chế đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nxb
Lao động.
40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Nghệ An.