Tính đến tháng 6 năm 2006, các KCN Nghệ An đã thu hút được 37 dự án đầu tư. Trong đó KCN Bắc Vinh 14 dự án, KCN Nam Cấm có 22 dự án, KCN Cửa Lò có 1 dự án. Có 31 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 1731,964 tỷ đồng và 6 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 12.868.000 USD, 20 dự án đã đi vào hoạt động, 10 dự án đang xây dựng, 7 dự án chưa triển khai.
Từ năm 2005 trở đi, các KCN Nghệ An thu hút được khá nhiều dự án. Mặc dầu cho đến năm 2004, các KCN Nghệ An chỉ thu hút được 21 dự án đầu tư, trong đó KCN Bắc Vinh 8 dự án, KCN Nam Cấm 12 dự án, KCN Cửa Lò 1 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.518,664 tỷ đồng.
Doanh thu các KCN năm 2005 đạt 329,54 tỷ đồng, tăng 98,8% so với năm 2004, xuất khẩu đạt 43,4 tỷ đồng tăng 59,7% so với năm 2004. Các doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách đạt 30,87 tỷ đồng, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2004.
Đến tháng 6 năm 2006, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KCN tập trung vào 2 doanh nghiệp là tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) và công ty phát triển KCN Nghệ An.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam là chủ đầu tư KCNBắc Vinh đã đầu tư 37 tỷ đồng trong
đó có 8,207 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ ngân sách. Công ty phát triển KCN Nghệ An là chủ đầu tư KCN Nam Cấm và KCN Cửa Lò đã đầu tư 59 tỷ đồng bằng toàn bộ vốn đầu tư từ ngân sách. Tính chung cho các KCN, vốn đầu tư từ ngân sách đạt 67,02 tỷ đồng.
Kết cấu hạ tầng các KCN Nghệ An vẫn chưa xây dựng được đồng bộ. KCN Bắc Vinh mới xây dựng được 35% hạng mục công trình. KCN Nam Cấm và Cửa Lò mới xây dựng được 10% hạng mục công trình. Vốn ngân sách đã đầu tư vào KCN Nam Cấm và Cửa Lò chủ yếu dành cho rà phá bom mìn, san lấp đền bù và giải phóng mặt bằng. So với yêu cầu thu hút đầu tư từ ngân sách vào KCN, vốn đầu tư của ngân sách còn quá ít, chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự kiến cho xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Hơn nữa, vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách tỉnh, chưa có sự đầu tư của vốn từ ngân sách trung ương. Đây là một trong những lý do làm cho kết cấu hạ tầng KCN xây dựng chậm và chưa đồng bộ.
Các dự án đầu tư sản xuất ở KCN chủ yếu là các dự án trong nước, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ có 6 dự án với số vốn 205,888 tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư sản xuất ở các KCN. Các dự án đầu tư FDI đều là công ty con của công ty mẹ ở nước
ngoài, chưa có dự án lớn của công ty mẹ. Các dự án trong nước cũng chiếm hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít dự án đầu tư của doanh nghiệp lớn.
Bảng 2.8: Vốn đầu tư vào các KCN Nghệ An [3]
Tiêu chí Khu công nghiệp Số dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng) Ngân sách Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước Bác Vinh 14 8,027 39,68 352,873 Nam Cấm 22 56,000 166,21 1304,091 Cửa Lò 1 3,000 0 75 Tổng 37 67,027 205,89 1731,964
Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư vào các KCN Nghệ An chủ yếu là công nghệ trung bình, vẫn còn có công nghệ lạc hậu. trong 37 dự án đầu tư vào các KCN, có 13 dự án công nghệ hiện đại, 23 dự án công nghệ trung bình. Như vậy các dự án đã được thu hút đầu tư vào các KCN Nghệ An vẫn còn ít dự án công nghệ hiện đại. Chứng tỏ có nhiều công ty lớn, nhất là các công ty nước ngoài sở hữu công nghệ nguồn vẫn chưa đến với các KCN Nghệ An.
Bảng 2.9: Trình độ công nghệ đã đầu tư vào các KCN [3]
Tiêu chí Khu công nghiệp
Số dự án
Trình độ công nghệ Hiện đại Trung
bình Lạc hậu
Bắc Vinh 14 5 8 1
Cửa Lò 1 1 0 0
Tổng 37 13 23 1
Diện tích đất đã được sử dụng ở các KCN cũng chưa nhiều. Đến nay, KCN có diện tích đất cho thuê nhiều nhất là KCN Nam Cấm với diện tích 170,89 ha, tỷ lệ lấp đầy 52,127%. KCN Bắc Vinh ra đời sớm nhất cũng chỉ đạt tỷ lệ lấp đầy 20,8%. ít nhất là KCN Cửa Lò, tỷ lệ lấp đầy mới đạt 10,776%.
Bảng 2.10: Diện tích đất đã được sử dụng ở các KCN [3]
Tiêu chí Khu
công nghiệp
Diện tích đất quy hoạch (ha)
Diện tích đất đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Bắc Vinh 143,17 29,804 20,817 Nam Cấm 327,83 170,89 52,127 Cửa Lò 40,55 4,37 10,776
KCN Nam Cấm tuy thành lập sau nhưng có nhiều ưu thế thuận lợi hơn KCN Bắc Vinh như ưu đãi nhiều hơn về thuê đất, ít phải đền bù giải phóng mặt bằng, diện tích đất cho thuê rộng. Điều đó chứng tỏ, với kết cấu hạ tầng như nhau, KCN nào có ưu đãi thuế đất nhiều hơn, được tạo thuận lợi trong giải phóng mặt bằng và đảm bảo diện tích đất cho xây dựng nhà máy lớn sẽ thu hút đầu tư được nhiều hơn. KCN Cửa Lò cách xa quốc lộ 1A, xa đường sắt và trung tâm kinh tế của tỉnh vì vậy có ít dự án đầu tư vào KCN này.
Như vậy, bình quân tỷ lệ lấp đầy các KCN Nghệ An mới chỉ đạt 27,9% diện tích đất quy hoạch. Trong thời gian tới, muốn tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy cần phải có các giải pháp phù hợp để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tỉnh cần phải chủ động xem xét điều chỉnh quy hoạch sao cho hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Các loại hình doanh nghiệp đã đầu tư vào các KCN Nghệ An ngày càng phong phú, đa dạng, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp
tư nhân và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Trong 37 dự án đầu tư vào các KCN, số lượng doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao (11 doanh nghiệp chiếm 29,7%). Tuy nhiên, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước chỉ 457,96 tỷ đồng, đạt 23,63% tổng vốn đầu tư sản xuất. Chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước về số lượng doanh nghiệp, cả vốn đầu tư là công ty TNHH (16 doanh nghiệp với vốn đầu tư là 1163,18 tỷ đồng) chiếm tới 60,02% tổng vốn đầu tư sản xuất của các KCN. Hiện nay, các KCN Nghệ An chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân. Cho đến tháng 6 năm 2006 mới có 1 doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào KCN với vố đầu tư 14,04 tỷ đồng (chiếm 0,73% tổng vốn đầu tư sản xuất của KCN). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn, cũng chỉ có 6 doanh nghiệp với số vốn 208,88 tỷ đồng chiếm 10,63% tổng vốn đầu tư sản xuất ở các KCN. Nhìn chung, các KCN Nghệ An chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của các KCN. Vì trong khi các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, phụ thuộc vào nguồn vốn có hạn của ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là doanh nghiệp FDI vừa có tiềm năng lớn về vốn vừa có kinh nghiệm tổ chức quản lý và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến.
Bảng 2.11: Các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KCN Nghệ An [3]
Khu công nghiệp Loại hình doanh nghiệp KCN Bắc Vinh KCN Nam Cấm KCN Cửa Lò Tổng cộng
Doanh nghiệp nhà nước 8 2 1 11
Công ty cổ phần 2 1 0 3
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 14 0 16
Doanh nghiệp tư nhân 0 1 0 1
Doanh nghiệp có vốn đầu tư
Cơ cấu ngành nghề đã đầu tư vào KCN Nghệ An tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm. Nhóm ngành nghề này đã được 9 doanh nghiệp đầu tư với số vốn 991,36 tỷ đồng, chiếm 51,3% tổng vốn đầu tư sản xuất của KCN. Nhóm ngành nghề công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đã có 12 doanh nghiệp đầu tư với số vốn 589,29 tỷ đồng, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư sản xuất của KCN. Tuy nhiên, các nhóm ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp, nhóm ngành công nghiệp dệt may, da giày chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn đầu tư tại KCN chỉ khoảng 8,2%. Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ khác có tổng vốn đầu tư cũng mới chỉ đạt 10,1% tổng vốn đầu tư vào KCN. Các nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cao, như sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông vẫn chưa có mặt ở các KCN, nhóm công nghiệp hoá chất, phân bón và nhóm luyện kim, cán thép, chế biến thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cũng đang mời gọi đầu tư.
Nhìn chung, các dự án đầu tư vào KCN Nghệ An chủ yếu thuộc nhóm dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Trong khi các nhóm ngành chủ yếu dựa vào trình độ và tay nghề của người lao động thì còn quá ít như nhóm ngành công nghệ cao, nhóm ngành dệt may da giày.
Bảng 2.12: Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Nghệ An [3]