Phương hướng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở nghệ an 1 Khai thác, huy động tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư vào các khu công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay docx (Trang 65 - 67)

3.1.1. Khai thác, huy động tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư vào các khu công nghiệp

Mục tiêu phát triển các KCN ở Nghệ An đến năm 2010 là đầu tư xây dựng hạ tầng 4 KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Phủ Quỳ và Cửa Lò; thu hút các dự dự án đầu tư để cơ bản lấp đầy diện tích các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò và 50% diện tích KCN Phủ Quỳ. Đồng thời quy hoạch thành lập KCN Hoàng Mai và 1 KCN mới. Đến năm 2010 các KCN Nghệ An phấn đấu thu hút khoảng 150- 170 dự án đầu tư, tạo ra từ 30.000- 40.000 việc làm; nộp ngân sách từ 100- 150 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư vào các KCN theo quy hoạch

thời kỳ 2006- 2015 [2]

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Nhóm ngành nghề Giai đoạn

2006- 2010 2011- 2015

1 Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm 666,5 928

2 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 818 460

3 Công nghiệp khai thác 453 47,3

4 Công nghiệp cơ khí 923 1.400

5 Công nghiệp dệt, may, da giày 276 345

6 Công nghiệp hoá chất 210 1.573

Tổng cộng 3.346,5 4.753,3

Để đạt mục tiêu đó, trong thời gian tới, cần coi trọng việc huy động các nguồn vốn trong nước (vốn địa phương, vốn ngân sách trung ương, vốn từ các thành phần kinh tế và vốn từ các tầng lớp dân cư). Đồng thời huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Đối với nguồn vốn trong nước:

+ Nghệ An cần chủ động tìm hiểu, đánh giá tiềm năng vốn trong dân, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của dân nhằm định rõ mức độ và khả năng có thể huy động. Từ đó có giải pháp hữu hiệu khuyến khích nhân dân tự bỏ vốn sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính tín dụng trung gian.

+ Tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuất của mọi thành phần kinh tế để mở rộng và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, hạn chế tối đa sự thất thoát của các nguồn thu (thuế, phí...) đồng thời nghiên cứu sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn nhằm giảm tới mức có thể được những chi phí cho hành chính sự nghiệp, giáo dục, quốc phòng... để tăng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản trong đó có đầu tư vào các KCN.

+ Ban hành các chính sách ưu đãi (chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tín dụng...) và hướng dẫn, khuyến khích các chủ đầu tư bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần động viên nhân dân góp vốn và sức lao động cùng với tỉnh để xây dựng những công trình ngoài hàng rào KCN.

+ Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, cho hoạt động xúc tiến đầu tư và những hoạt động liên quan đến việc tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vào các KCN. Tỉnh cần chủ động kêu gọi hỗ trợ từ ngân sách của trung ương. Số vốn này cần được huy động, ưu tiên cho các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội như: giao thông, điện, thông tin liên lạc... ngoài hàng rào KCN và các công trình hạ tầng KCN.

- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA... Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cần phải:

+ Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tuyên truyền, giới thiệu những lợi thế, tiềm năng và cơ hội kinh doanh ở các KCN Nghệ An với những đối tác đầu tư nước ngoài. + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tạo điều kiện phát triển cho các thành phần kinh tế. Chú trọng sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn huy động được, đặc biệt là những nguồn vốn để tạo lập môi trường đầu tư.

+ Việc thu hút đầu tư vào các KCN không chỉ cần đến kết cấu hạ tầng thuận lợi trong KCN mà còn cần kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội thuận lợi ngoài hàng rào KCN. Nguồn vốn ODA với lãi suất thấp, thời gian vay dài rất phù hợp cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh. Để thu hút được vốn ODA, tỉnh cần phải xây dựng các dự án đầu tư khả thi và có cơ chế quản lý phù hợp, hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện dự án.

+ Trên cơ sở quy hoạch, tăng cường gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích đầu tư bao gồm đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp và đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay docx (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)