Khu công nghiệp Nam Cấm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay docx (Trang 35 - 39)

Khu công nghiệp Nam Cấm được thành lập tại quyết định số 3759/ QĐ-UB.CN ngày 3/10/2003 của UBND tỉnh Nghệ An. Được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2555/ QĐ- UB.CN ngày 12/7/2004.

KCN Nam Cấm nằm hai bên quốc lộ 1A thuộc địa bàn 3 xã Nghi Thuận, Nghi Long và Nghi Xá của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Diện tích 327,8 ha, giai đoạn 1 có diện

tích 79,4 ha. Tổng mức vốn đầu tư 136,738 tỷ đồng. Thời gian hoạt động 50 năm. Chủ đầu tư là công ty phát triển KCN Nghệ An.

Vị trí của KCN Nam Cấm khá thuận lợi. Phía Bắc giáp đường Nam Cấm đi Cửa Lò và một phần ruộng của xã Nghi Thuận. Phía Nam giáp đất canh tác của xã Nghi Thuận và Nghi Long. Phía Tây và phía Đông giáp đất canh tác của xã Nghi Thuận.

KCN Nam Cấm có đầu mối giao thông thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, đường tỉnh lộ Nam Cấm nối quốc lộ 1A với cảng biển Của Lò. Cách thành phố Vinh 18 km về phía Bắc, cách sân bay Vinh 11 km, cách cảng biển Cửa Lò 5 km. Là KCN tập trung, thu hút các ngành công nghiệp nặng, các loại hình sản xuất công nghệ cao, khai thác ưu thế nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.

KCN Nam Cấm được phân thành 3 khu A, B, C:

Khu A nằm ở phía Tây đường quốc lộ 1A, có diện tích 93,67 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác.

Khu B nằm ở phía Đông đường quốc lộ 1A và phía Tây đường sắt, có diện tích 82,10 ha dể xây dựng nhà máy sản xuất bia Vilaken.

Khu C nằm phía Đông đường sắt Bắc Nam, dọc hai bên đường Nam Cấm đi Cửa Lò, có diện tích 154,76 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp nặng và mức độc hại cao như công nghiệp hoá chất, phân bón, luyện kim, cán thép, chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.

Phân theo khu chức năng, có: khu vực các xí nghiệp sản xuất công nghiệp với diện tích đất xây dựng 243,49 ha chiếm 74,27 % tổng diện tích khu đất, bố trí đều trên 3 khu A, B, C và chia thành các lô đất, mỗi lô có diện tích trung bình từ 2,8- 5,2 ha; Khu vực trung tâm quản lý điều hành KCN Nam Cấm có diện tích 5,91 ha, được bố trí phía Bắc khu A; khu đầu mối kỹ thuật gồm có 4 khu diện tích 9,1 ha, bố trí ở cuối tuyến thoát nước và ở những nơi có ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

Bảng 2.2: Tổng hợp sử dụng đất ở KCN Nam Cấm [2]

1 Đất công nghiệp 238,49 72,75

2 Hành chính dich vụ 5,91 1,80

3 Đầu mối kỹ thuật 9,10 2,78

4 Giao thông 33,05 10,08

5 Cây xanh, mặt nước 41,28 12,59

Tổng 327,83 100

Các chỉ tiêu về xây dựng cụ thể là khu nhà máy xí nghiệp mật độ xây dựng50-60%, tầng cao trung bình 1-2 tầng; khu kỹ thuật đầu mối mật độ xây dựng 55-60%, tầng cao trung bình 1-2 tầng; khu trung tâm mật độ xây dựng 40%, tầng cao trung bình 1-2 tầng.

Hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Cấm được quy hoạch:

- Hệ thống giao thông: Trong nội bộ khu có hệ thống đường giao thông rộng 43 m và 22,5 m và đường công vụ rộng 3,5 m được bố trí đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các nhà máy, xí nghiệp và có mối liên hệ với mạng lưới giao thông bên ngoài như đường quốc lộ 1A, đường Nam Cấm- Cửa Lò, tuyến đường sắt Bắc Nam.

- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước được lấy từ nhà máy nước thành phố Vinh đưa về

KCN bằng đường ống, dùng trạm bơm công suất 17.500 m3/ngày cấp vào mạng lưới đường

ống KCN.

- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: Hệ thống thoát nước mưa tự chảy được xây dựng riêng, dọc theo các tuyến đường giao thông dẫn ra hệ thống thoát nước ở quốc lộ 1A, chảy vào đầm lầy phía Đông xã Nghi Thuận và đổ ra sông Cấm. Nước thải được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp, sau đó theo đường ống riêng dẫn đến khu xử lý chung

của KCN công suất 4000m3/ ngày đêm, nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường được

bơm về hồ điều hoà sau đó theo từng lĩnh vực thoát ra sông Cấm.

- Hệ thống cấp điện: Công suất điện toàn KCN là 21,5 MVA. Nguồn điện trứoc mắt tạm thời được cấp từ trạm 110/35/22KV Cửa Lò. Dự kiến sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp 110/35/22KV cung cấp điện cho KCN.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống cây xanh, môi trường và phòng chống cháy nổ: Trên các trục đường nội bộ, cây xanh được trồng để tạo bóng mát và cải tạo điều kiện vi khí hậu. Các xí nghiêp, nhà máy cũng phải đảm bảo tỷ lệ cây xanh vườn hoa thích hợp. Về môi trường, các nhà máy hoạt động trong KCN phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn loại C (theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995) trước khi thải ra trạm xử lý nước thải chung. Phòng chống cháy nổ được thực hiện bằng các biện pháp cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu vực khác, đảm bảo các trang thiết bị an toàn về phòng cháy theo tiêu chuẩn TCVN-1995.

Đây là KCN có nhiều điều kiện thuận lợi (diện tích, giao thông, mặt bằng) để phát triển nên thời gian qua được tập trung chỉ đạo triển khai nhanh hơn so với dự kiến.

Đến tháng 6 năm 2006, KCN Nam Cấm đã được đầu tư từ ngân sách 56 tỷ đồng. Số vốn này chủ yếu được công ty phát triển KCN Nghệ An dành cho rà phá bom mìn, san lấp, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.

Về đầu tư sản xuất kinh doanh, KCN Nam Cấm đã thu hút được 22 dự án đầu tư, trong đó 6 dự án đã đi vào hoạt động, 9 dự án đang xây dựng, 7 dự án chưa triển khai do hội đồng bố trí, giải phóng mặt bằng huyện Nghi Lộc và công ty phát triển KCN Nghệ An chưa bàn giao đất cho nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại KCN Nam Cấm là 1470,301 tỷ đồng. Tính chung cho cả vốn đầu tư từ ngân sách thì tổng vốn đầu tư vào KCN Nam Cấm là 1526,301 tỷ đồng.

KCN Nam Cấm thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn các KCN khác do diện tích rộng, ít đền bù giải phóng mặt bằng đối với các doanh nghiệp tự san lấp. Vốn đầu tư bình quân cũng cao hơn các KCN khác. Vốn nhiều nhất là nhà máy bia Vilaken 869,469 tỷ đồng, thấp nhất là trung tâm kho vận, sản xuất gỗ ép và sửa chữa cơ khí với số vốn đầu tư 7,384 tỷ đồng.

KCN Nam Cấm chiếm hầu hết các dự án trong nước. Có 4 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nhà máy chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH Đông Hoằng (Đài Loan); nhà máy chế biến đá siêu mịn của hãng OMYA (Thụy Sĩ); nhà máy chế biến đá trắng của liên doanh Việt Mỹ (Mỹ) và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc của công ty TNHH nuôi trồng Đức Nhĩ (Trung Quốc). Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI này cũng chỉ 10,388 triệu USD. KCN Nam Cấm đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư, song quy mô vốn đầu tư vẫn thấp, các công ty đầu tư chủ yếu là chi nhánh của công ty mẹ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An hiện nay docx (Trang 35 - 39)