Sắp xếp nội quan và chức năng từng nội quan XI.Cấu tạo da, mắt, tai.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 71 - 73)

XI. Cấu tạo da, mắt, tai.

a. II, III, V, VII, IX. b. III, V, VII, IX.

c. I, II, III, V, VII, IX. d. I, III, V, VII, VIII, IX, XI.

Câu 14. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa người và vượn người cho phép ta kết luận:

a. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

b. Vượn người ngày nay và loài người cùng chung một chi.

c. Vượn người ngày nay và loài người có nguồn gốc chung, tiến hóa theo hai nhánh khác nhau.

d. Vượn người ngày nay và loài người xuất hiện một lần trên quả đất và sống ở hai môi trường khác nhau.

Câu 15. Điểm khác biệt rõ nét nhất về bản chất, để phân biệt loài người với giới động vật là:

a. Cấu tạo bộ não.

b. Các thùy rãnh và các trung tâm. c. Cấu tạo cơ thể và tập tính.

d. Khả năng tư duy và hệ thống tín hiệu thứ hai.

Câu 16. Các bằng chứng hóa thạch cho phép ta kết luận, quá trình phát sinh loài người qua các giai đoạn lần lượt là:

a. Vượn người hóa thạch, người cổ, người tối cổ, người hiện đại. b. Vượn người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.

c. Vượn người hóa thạch, người Nêanđectan, người Pitêcantrôp, người Crômanhôn. d. Vượn người hóa thạch, người Crômanhôn, người Pitêcantrôp, người Nêanđectan.

Câu 17. Hóa thạch cổ nhất của giai đoạn vượn người là:

a. Ôxtralôpitec. b. Pitêcantrôp. c. Parapitec. d. Crômanhôn.

Câu 18. Hóa thạch gần nhất là (A), được tìm thấy ở (B). (A) và (B) lần lượt là:

a. Nêanđectan, Đức. b. Xinantrôp, Trung Quốc. c. Crômanhôn, Pháp. d. Pitêcantrôp, Inđônêsia.

Câu 19. Hóa thạch được phát hiện đầu tiên vào năm 1927, tại Trung Quốc là:

a. Nêanđectan. b. Pitêcantrôp. c. Crômanhôn. d. Xinantrôp.

Câu 20. Dạng người hiện đại được phát hiện đầu tiên:

a. Ở Đông Phi, vào năm 1960. b. Ở Đức, và năm 1856. c. Ở Pháp, vào năm 1856. d. Ở Inđônêsia, năm 1891.

Câu 21. Hóa thạch được phát hiện đầu tiên vào năm 1924, tại Nam Phi có tên gọi là:

a. Ôxtralôpitec. b. Homohabilis. c. Pitêcantrôp. d. Crômanhôn.

Câu 22. Dạng người tối cổ Pitêcantrôp thường sử dụng công cụ lao động bằng:

a. Hòn đá, cành cây. b. Mãnh tước có cạnh sắc.

c. Đá, xương. d. Dao, rìu bằng đá silic.

Câu 23. Dạng vượn người hóa thạch prapitec thường sử dụng công cụ lao động bằng:

a. Đá mài. b. Đá cuội.

c. Đá xương. d. Không để lại dấu vết.

Câu 24. Người hiện đại Crômanhôn sống cách đây khoảng:

a. Từ 3 đến 5 vạn năm. b. Từ 6 đến 20 vạn năm. c. Từ 50 đến 70 vạn năm. d. Từ 60 đến 80 vạn năm.

Câu 25. Dạng người vượn hóa thạch Driôpitec có tuổi địa chất:

a. 30 triệu năm. b. 18 triệu năm.

c. 5 triệu năm. d. 2 triệu năm.

Câu 26. Ở giai đoạn nào lồi cằm được xuất hiện:

a. Vượn người. b. Người tối cổ.

c. Người cổ. d. Người hiện đại.

Câu 27. Ở giai đoạn nào, cấu tạo cơ thể có đặc điểm trán rộng, tiêu giảm xương vành mày, lồi cằm xuất hiện rõ:

a. Người hiện đai. b. Người cổ.

c. Người tối cổ. d. Vượn người.

Câu 28. Bắt đầu đi thẳng là đặc điểm của dạng:

a. Xinantrôp. b. Pitêcantrôp.

c. Nêanđectan. d. Crômanhôn.

Câu 29. Ở giai đoạn vượn người có hóa thạch chủ yếu nào:

a. Crômanhôn. b. Pitêcantrôp, Xinantrôp.

Câu 30. Hóa thạch nào đại diện cho giai đoạn người vượn:

a. Parapitec, Parapitec, Ôxtralôpitec. b. Pitêcantrôp, Xinantrôp.

c. Nêanđectan. d. Crômanhôn.

Câu 31. Đặc điểm sinh hoạt nổi bật nào sau đây, xuất hiện ở người cổ:

a. Sống trên mặt đất, đi lom khom.

b. Đã có mầm mống sản xuất, tôn giáo, nghệ thuật. c. Dùng lửa thành thạo, tiếng nói đã phát triển. d. Sống trên cây, tay có khả năng cầm, nắm.

Câu 32. Phát hiện lửa, giữa lửa và săn thú là đặc điểm sinh hoạt của:

a. Vương người Ôxtralôpitec. b. Người tối cổ Xinantrôp. c. Người cổ Nêanđectan. d. Người hiện đại Crômanhôn.

Câu 33. Phát triển chiều cao đến 1.700cm, là đặc điểm của:

a. Xinantrôp. b. Pitêcantrôp.

c. Nêanđectan. d. Crômanhôn.

Câu 34. Hộp sọ phát triển đến 1400 cm3, là của dạng hóa thạch nào:

a. Người cổ. b. Người tối cổ.

c. Người hiện đại. d. Vượn người hóa thạch.

Câu 35. Phát triển nào sau đây đúng:

a. Hóa thạch Nêanđectan được tìm thấy đầu tiên ở Pháp vào năm 1868. b. Người Crômanhôn có chiều cao khoảng 1500cm.

c. Thể tích hộp sọ của người tối cổ Pitêcantrôp vào khoảng 1700cm3. d. Người tối cổ đã đi thẳng, biết dùng lửa và ăn chín.

Câu 36. Nội dung nào sau đây sai, khi xét đến sự tiến hóa về mặt cấu tạo cơ thể, của các dạng hóa thạch:

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w