Tự điều chỉnh và tích lũy thông tin di truyền.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 37 - 39)

a. I, II. b. III, IV. c. I, II, IV. d. I, II, III, IV.

Câu 4. So với cơ thể sống, vật thể vô cơ không thể có dấu hiệu nào sau đây:

a. Trao đổi năng lượng với môi trường ngoài. b. Vận động và sinh trưởng.

c. Trao đổi chất và sinh sản. d. Cảm ứng và vận động.

Câu 5. Vai trò quan trọng nhất của prôtêin ở cơ thể sống là:

a. Xúc tác và điều hòa trao đổi chất. b. Vận động.

d. Cung cấp năng lượng.

Câu 6. Vai trò quan trọng của axit nuclêôic ở cơ thể sống là:

a. Điều hòa trao đổi chất.

b. Di truyền đặc điểm của loài qua sinh sản. c. Tổng hợp prôtêin cho cơ thể.

d. Ổn định thành phần vật chất trong cơ thể.

Câu 7. Khả năng tự điều chỉnh của cơ thể sống biểu hiện ở:

a. Giữ ổn định thành phần nước và các ion trong cơ thể.

b. Tự động duy trì và giữ vững ổn định về thành phần và tính chất. c. Vận động để thích ứng với môi trường.

d. Luôn luôn tăng cường hoạt động trao đổi chất.

Câu 8. Theo quan niệm hiện đại, các vật thể sống đang tồn tại trên trái đất là những (A), có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử (B) có khả năng (C), (A) và (B) lần lượt là:

a. Cơ thể; prôtêin. b. Hệ mở, prôtêin.

c. Hệ mở; prôtêin, axit nuclêic. d. Hệ khép kín, prôtêin, axit nuclêic.

Câu 9. Vẫn nội dung câu trên, (c) là:

a. Tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích lũy thông tin di truyền. b. Vận động, cảm ứng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển.

c. Trao đổi chất, sinh sản và vận động. d. Trao đổi chất, trao đổi khí và sinh sản.

Câu 10. Thực chất của khả năng tự điều chỉnh của cơ thể sống là do hoạt động của:

a. Prôtêin b. Axit nuclêic

c. Các enzim d. Các hooc môn.

Câu 11. Một trong các dấu hiệu của cơ thể sống là tích lũy thông tin di truyền. Thực chất của quá trình này là.

a. Hàm lượng ADN trong tế bào ngày càng lớn. b. Cấu trúc của axit nuclêic được bảo tồn.

c. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng so với dạng nguyên mẫu.

d. Quá trình tổng hợp prôtêin ngày càng hoàn thiện.

Câu 12. Theo quan niệm hiện đại, phát sinh sự sống là quá trình tiến hóa các hợp chất của cacbon theo thứ tự sau:

a. Gluxit → Lipit → prôtêin. b. C → CH → CHO → CHON.

c. CH → CHO → CHON → CHONMg. d. Gluxit → Lipit → Prôtêin → Axit nuclêic.

Câu 13. Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:

a. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.

b. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.

c. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. d. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

Câu 14. Trong lịch sử hình thành quả đất, các nguyên tố C, H, O, N nổi trên bề mặt thạch quyển do:

a. Sức quay li tâm khi quả đất chuyển động tự quay. b. Hoạt động mạnh của núi lửa.

c. Sự phân rã của các đồng vị phóng xạ. d. Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ.

Câu 15. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ trong giai đoạn tiến hóa hóa học tuân theo quy luật:

a. Vật lí học. b. Hóa học.

c. Vật lí học và hóa học. d. Sinh học.

Câu 16. Phát triển nào sau đây có nội dung sai:

a. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học.

b. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.

c. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ.

d. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng.

Câu 17. Khí quyển nguyên thủy, chưa có hợp chất:

a. C2N2. b. NH3. c. CH4, H2O. d. O2 và N2.

Câu 18. Cacbua hydrô xuất hiện do sự kết hợp giữa nguyên tố:

a. C, H và O. b. C và H.

c. C, H và N. d. C, H, O, N.

Câu 19. Các hợp chất gluxit, lipit xuất hiện do kết hợp giữa nguyên tố:

a. C, H. b. C, H, O, N. c. C, H, O. d. H, O, N.

Câu 20. Prôtêin, axit nuclêic xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do sự kết hợp giữa nguyên tố:

a. C, H. b. C, H, O. c. C, H, N. d. C, H, O, N.

Câu 21. Từ các hợp chất vô cơ, đã tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ nhờ sự có mặt của:

a. Dung nham nóng bỏng của quả đất. b. Các cơn mưa hàng ngàn năm.

c. Năng lượng mặt trời bức xạ nhiệt, tia lửa điện. d. Các enzim xúc tác.

Câu 22. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã xảy ra:

a. Sự phân giải các hợp chất hữu cơ. b. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. c. Sự tạo thành côaxecva.

d. Sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.

Câu 23. Thí nghiệm hiện đại, chứng minh sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ bằng cách cho tia điện cao thể phóng qua hỗn hợp chứa:

a. Axit amin. b. Hơi nước, NH3, CH4, CO2. c. Hơi nước và NH3. d. Axit amin và H2.

Câu 24. Sự kiện nào sau đây không thuộc giai đoạn tiến hóa tiền sinh học: I. Sự tạo thành côaxecva.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w