Mất đoạn NST 21 hoặc 22: Bệnh bạch cầu ác tính IV.3 NST X: Hội chứng Tơc-nơ.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 36 - 37)

IV. 3 NST X: Hội chứng Tơc-nơ.

a. IV. b. I, II. c. I, II, IV. d. III, IV.

Câu 39. Hội chứng Claiphentơ ở người, có thể được phát hiện bằng phương pháp:

a. Nghiên cứu phả hệ. b. Nghiên cứu tế bào.

c. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. d. Nghiên cứu di truyền phân tử.

Câu 40. Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là:

a. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.

b. Biết các tính trạng nào ở loài người chủ yếu do kiểu gen, các tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định.

c. Xem xét đặc điểm tâm lí, sinh lí ở loài người.

d. Nghiên cứu về kiểu gen của trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.

Câu 41. Nội dung nào sau đây sai, khi đề cập đến vai trò của di truyền y học:

a. Dự đoán khả năng xuất hiện bệnh hay dị tật ở thế hệ con cháu. b. Hạn chế tác hại của bệnh.

c. Hạn chế sự phát tán bệnh như hạn chế sinh đẻ, không cho kết hôn gần. d. Chữa được một số bệnh như đái đường, máu khó đông, hội chứng Đao.

Câu 42. Hiện nay, bằng biện pháp kĩ thuật hiện đại cho phép con người sớm phát hiện một số bệnh tật, liên quan đến vật chất di truyền từ giai đoạn:

a. Hợp tử. b. Trước lúc sinh.

c. Sơ sinh. d. Thiếu nhi.

Câu 43. Tại sao khi quan sát bào thai phát triển khoảng 20 ngày, con người đã phân biệt được giới tính là nam hay nữ:

a. Trong tế bào sinh dưỡng, NST Y bé và không hoạt động. b. Trong tế bào sinh dưỡng, cặp NST X và Y không hoạt động. c. Một trong hai NST giới tính X của bào thai nữ không hoạt động. d. Cả hai NST giới tính X của bào thai nữ không hoạt động.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w