Làm cho vốn gen của quần thể trạng thái cân bằng IV Trung hòa các đột biến có hại.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 62 - 64)

IV. Trung hòa các đột biến có hại.

a. III, IV. b. III. c. II, III. d. I, II.

Câu 99. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên xảy ra ở các cấp độ nào sau đây:

a. Cá thể, quần thể, quần xã. b. Giao tử, phân tử, NST.

c. NST, cá thể, quần thể. d. Dưới cá thể, cá thể, trên cá thể.

Câu 100. Trong các cấp độ chọn lọc, cấp độ nào quan trọng nhất:

a. Dưới cá thể. b. Cá thể. c. Quần thể. d. Quần xã.

a. Dưới cá thể và cá thể. b. Cá thể và quần thể. c. Quần thể và quần xã. d. Cá thể và quần xã.

Câu 102. Vai trò của thường biến theo quan niệm hiện đại là:

a. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc. b. Làm quần thể thích nghi với môi trường.

c. Gián tiếp cung cấp nguyên liệu vì tham gia vào quá trình giao phối với cá thể mang đột biến.

d. Không có vai trò trong tiến hóa.

Câu 103. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:

a. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể định hướng quá trình tiến hóa.

b. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

c. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. d. Làm biến đổi tần số các alen theo hướng có lợi.

Câu 104. Các hình thức cách li giữa các quần thể sinh vật gồm:

a. Cách li địa lí, cách li sinh sản, cách li di truyền, cách li sinh học. b. Cách li sinh thái, cách li địa lí, cách li sinh học, cách li sinh sản. c. Cách li sinh thái, cách li địa lí, cách li sinh sản, cách li di truyền. d. Cách li địa lí, cách li di truyền, cách li sinh thái, cách li sinh học.

Câu 105. Dạng cách li nào thúc đẩy hệ gen mở của quần thể trở thành hệ gen kín của loài mới.

a. Cách li địa lí. b. Cách li di truyền.

c. Cách li sinh sản. d. Cách li sinh thái.

Câu 106. Đặc điểm của cách li địa lí là:

a. Các quần thể cách xa nhau về mặt địa lí.

b. Có cùng khu phân bố, nhưng điều kiện sống khác nhau.

c. Cùng điều kiện sống như nhau, nhưng có khu phân bố khác nhau. d. Khác khu phân bố, nhưng có thể giao phối được với nhau.

Câu 107. Đặc điểm của cách li sinh thái là:

a. Khu phân bố trùng lên nhau và có điều kiện sống khác nhau. b. Cùng khu phân bố nhưng điều kiện sống khác nhau.

c. Khác khu phân bố và có điều kiện sống như nhau. d. Không câu nào đúng.

Câu 108. Đặc điểm của cách li sinh sản là:

a. Khác khau khu phân bố, nên không gặp nhau qua giao phối. b. Bộ máy di truyền khác nhau nên không giao phối được. c. Giao phối được nhưng hợp tử bị chết.

d. Không giao phối được do khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc tập tính sinh dục khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 109. Đặc điểm của cách li di truyền là:

a. Do sai khác bộ máy di truyền.

b. Do thụ tinh được nhưng hợp tử không có sức sống.

c. Do con lai sống được nhưng lại không có khả năng sinh sản. d. Câu a, b và c.

Câu 110. Cách li có vai trò nào sau đây trong tiến hóa:

a. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể.

b. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hóa kiểu gen so với quần thể gốc. c. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi.

d. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định.

Câu 111. Hình thức cách li nào đánh dấu sự xuất hiện loài mới:

a. Cách li địa lí. b. Cách li sinh sản.

c. Cách li sinh thái. d. Cách li di truyền.

Câu 112. Nhân tố nào sau đây là điều kiện thúc đẩy sự tiến hóa:

a. Quá trình đột biến. b. Quá trình giao phối. c. Quá trình chọn lọc tự nhiên. d. Các cơ chế cách li.

Câu 113. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể:

a. Quá trình đột biến. b. Quá trình chọn lọc tự nhiên. c. Quá trình sinh sản. d. Biến động di truyền.

Câu 114. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ yếu đối với sự tiến hóa sinh vật:

a. Quá trình đột biến. b. Quá trình giao phối. c. Quá trình chọn lọc tự nhiên. d. Các cơ chế cách li.

Câu 115. Quan hệ giữa các nhân tố nào sau đây, hình thành đặc điểm thích nghi cho sinh

vật.

a. Quá trình biến dị, quá trình di truyền, quá trình chọn lọc tự nhiên. b. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên. c. Quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li. d. Quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.

Câu 116. Theo quan niệm hiện đại, sinh vật thích nghi với môi trường theo hình thức sau:

a. Thích nghi sinh thái, thích nghi sinh sản. b. Thích nghi sinh học, thích nghi sinh thái. c. Thích nghi sinh học, thích nghi di truyền. d. Thích nghi kiểu hình, thích nghi kiểu gen.

Câu 117. Sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của môi trường được gọi là:

a. Thích nghi môi trường. b. Thích nghi sinh thái. c. Thích nghi kiểu gen. d. Thích nghi thụ động.

Câu 118. Sự biến đổi hình dạng lá, thân cây Mao Lương theo môi trường được gọi là:

a. Đột biến gen. b. Đột biến nhiễm sắc thể.

c. Thường biến. d. Biến dị tổ hợp.

Câu 119. Thường biến có giá trị thích nghi:

a. Sinh thái. b. Địa lí. c. Kiểu gen. d. Kiểu hình.

Câu 120. Tên gọi khác của thích nghi kiểu hình là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Thích nghi địa lí. b. Thích nghi môi trường. c. Thích nghi sinh thái. d. Thích nghi quần thể.

Câu 121. Trường hợp nào sau đây không thuộc thích nghi kiểu hình: I. Vùng ôn đới, lá rụng nhiều vào mùa thu.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 62 - 64)