Xuất hiện động vật không xương và lớp giáp xác IV Tạo núi lớn và phân bổ lại đại dương và đại lục.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 42 - 46)

IV. Tạo núi lớn và phân bổ lại đại dương và đại lục.

a. II, IV. b. I, II, IV. c. II, III, IV. d. I, IV.

Câu 18. Đại cổ sinh bắt đầu cách đây (A), kéo dài trong (B) và chia làm (C) kỉ, (A), (B), (C) lần lượt là:

a. 3500 triệu năm; 900 triệu năm; 5. b. 570 triệu năm; 340 triệu năm; 3. c. 570 triệu năm; 340 triệu năm; 5. d. 220 triệu năm; 150 triệu năm, 5.

Câu 19. Kỉ nào sau đây không thuộc đại cổ sinh:

a. Xilua. b. Đêvôn. c. Than đá. d. Giura.

Câu 20. Các kỉ trong đại cổ sinh được xếp thứ tự là:

a. Cambri – Xilua – Than đá – Đêvôn – Pecmi. b. Cambri– Đêvôn – Xilua – Than đá – Pecmi. c. Cambri – Xilua – Đêvôn– Than đá – Pecmi. d. Silua – Đêvôn – Cambri – Pecmi – Than đá.

Câu 21. Về động vật, hóa thạch chủ yếu xuất hiện ở kỉ Cambri, thuộc đại cổ sinh là:

a. Tôm bò cạp. b. Da gai. c. Tôm ba lá. d. Chân khớp.

Câu 22. Sự kiện quan trọng nhất của kỉ Xilua thuộc đại cổ sinh là:

a. Tạo ở biển phát triển. b. Tôm bò cạp phát triển. c. Xuất hiện các giáp.

d. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần.

Câu 23. Loại động vật nào chưa xuất hiện ở kỉ Xilua, thuộc đại cổ sinh:

a. Cá giáp. b. Tôm bò cạp. c. Cá phổi. d. Ốc Anh vũ.

Câu 24. Động vật lên cạn đầu tiên ở kỉ Xilua là:

a. Bò sát. b. Tôm bò cạp. c. Nhện. d. Ếch nhái.

Câu 25. Vào kỉ nào của Đại cổ sinh, thực vật di truyền hàng loạt lên cạn.

a. Xilua. b. Pecmi. c. Đêvôn. d. Than đá.

Câu 26. Sự sống chuyển được từ nước lên cạn là nhờ:

a. Nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời.

b. Xuất hiện phương thức tự dưỡng, hình thành tầng ôzôn, cản tia sáng độc hại. c. Trên cạn có nhiều thức ăn hơn dưới nước.

d. Cơ thể bắt đầu có cấu tạo phức tạp.

Câu 27. Khí hậu của Kỉ Đêvôn thuộc đại cổ sinh có đặc điểm:

a. Khí hậu lạnh, khô.

b. Khí hậu lục địa khô hanh, đại dương ẩm ướt. c. Khí hậu ẩm ướt.

d. Khí hậu ấm.

Câu 28. Động vật chiếm ưu thế trong kỉ Đêvôn thuộc đại cổ sinh là:

a. Cá phồi. b. Lưỡng cư đầu cứng.

c. Cá Giáp có hàm. d. Cá Giáp không hàm.

Câu 29. Ếch nhái có đầu cứng bắt đầu xuất hiện ở:

a. Cuối kỉ Xilua. b. Đầu kỉ Đêvôn.

c. Đầu kỉ Xilua. d. Cuối kỉ Đêvôn.

Câu 30. Đặc điểm nổi bật của hệ kỉ than đá đại cổ sinh, ảnh hưởng đến hệ thực vật là:

a. Khí hậu ấm và ẩm ở đầu kỉ.

b. Thực vật phát triển thành rừng lớn. c. Hạt trần phát triển mạnh.

d. a và b đúng.

Câu 31. Đại diện của hạt trần đầu tiên xuất hiện ở:

a. Kỉ Pecmi, đại cổ sinh. b. Kỉ Than đá, đại cổ sinh. c. kỉ Đêvôn, đại cổ sinh. d. kỉ Xilua, đại cổ sinh.

Câu 32. Bò sát xuất hiện ở (A), phát triển mạnh ở (B). (A) và (B) lần lượt là:

a. Than đá, Pecmi. b. Đá vôi, Than đá.

c. Xilua, Đêvôn. d. Cambri, Xilua.

Câu 33. Đặc điểm quan trọng nhất về sự phát triển sinh vật của Cổ sinh là:

a. Sự sống tập trung ở nước.

b. Sự sống phát triển phức tạp và phồn thịnh. c. Sự di cư lên cạn của thực vật và động vật. d. Bò sát phát triển mạnh.

Câu 34. Đại trung sinh chia làm bao nhiêu kỉ:

a. 2. b. 3. c. 4. d. 5.

Câu 35. Tên gọi các kỉ của đại trung sinh lần lượt là:

a. Kỉ Phấn trắng, kỉ Giura, kỉ Tam điệp. b. Kỉ Tam điệp, kỉ Giura, kỉ Phấn trắng. c. Kỉ Giura, kỉ Phấn trắng, kỉ Tam điệp. d. Kỉ Tam điệp, kỉ Phấn trắng, kỉ Giura.

Câu 36. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với kỉ Tam điệp:

a. Bắt đầu cách đây 220 triệu năm, kéo dài 150 triệu năm. b. Đại dương chiếm ưu thế, khí hậu ẩm.

c. Cây hạt trần phát triển mạnh. d. Xuất hiện thú đầu tiên.

Câu 37. Từ bò sát có răng thú, tiến hóa thành thú đầu tiên vào kỉ nào của đại trung sinh:

a. Kỉ Tam điệp. b. Kỉ Giura.

c. Kỉ Phấn trắng. d. Cuối kỉ Phấn trắng.

Câu 38. Ở kì Giura Trung sinh. Sự phát triển của sâu bọ bay tạo điều kiện cho:

a. Xuất hiện lớp chim. b. Bò sát bay ăn sâu bọ xuất hiện. c. Thực vật ít phát triển. d. Cây hạt phấn phát triển.

Câu 39. Chim Thủy tổ xuất hiện ở:

a. Kỉ Giura, đại Tân sinh. b. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. c. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh. c. Kỉ Giura, đại Trung sinh.

Câu 40. Bò sát khổng lồ phát triển mạnh nhất ở:

a. Kỉ Giura, đại Trung sinh. b. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. c. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh. c. Kỉ Pecmi, đại Cổ sinh.

Câu 41. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kỉ Phấn trắng.

a. Bắt đầu cách đây 120 triệu năm. b. Chưa xuất hiện cây hạt kín. c. Bò sát tiếp tục thống trị. d. Đã xuất hiện thú.

Câu 42. Cây hạt trần và bò sát phát triển ưu thế ở Đại Trung sinh nhờ:

a. Thực vật hạt trần thích nghi bất kì khí hậu nào.

b. Khí hậu ấm, đã tạo điều kiện cho rừng phát triển, cung cấp thức ăn cho bò sát.

c. Điều kiện địa chất ít biến đổi, khí hậu khô, ẩm tạo điều kiện cho cây hạt trần phát triển, kéo theo bò sát phát triển.

d. Bò sát và hạt trần thích nghi với khí hậu nóng ẩm và phát triển mạnh.

Câu 43. Thú có túi xuất hiện ở:

c. Kỉ Giura, đại Trung sinh. d. Kỉ thứ ba, đại Tân sinh.

Câu 44. Đặc điểm nổi bậc ở đại trung sinh là:

a. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú. b. Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú. c. Thực vật.

d. Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.

Câu 45. Đại Tân sinh bắt đầu cách đây (A) triệu năm, chia làm (B) kỉ. (A) và (B) lần lượt là:

a. 50 và 2. b. 70 và 3. c. 70 và 2. d. 50 và 3.

Câu 46. Tên gọi của các kỉ trong Đại Tân sinh lần lượt là:

a. Thứ hai, Thứ ba. b. Thứ ba, Thứ tư.

c. Thứ tư, Thứ năm. d. Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư.

Câu 47. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kỉ Thứ ba, đại Tân sinh:

a. Đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ khí hậu khô và ôn hòa. b. Ở giới thực vật cây hạt kín chiếm ưu thế.

c. Ở động vật bò sát thống trị hoàn toàn ở nước và trên cạn.

d. Cuối kỉ khí hậu lạnh, xuất hiện các đồng cỏ và động vật đồng cỏ.

Câu 48. Loài thú điển hình ở kỉ Thứ ba, đại Tân sinh là:

a. Voi răng trụ, hổ răng kiếm và hươu nai. b. Voi răng trụ, tê giác khổng lồ và sơn dương. c. Hổ răng kiếm, tê giác khổng lồ và chuột túi. d. Voi răng trụ, hổ răng kiếm và tê giác khổng lồ.

Câu 49. Thực vật hạt kín bắt đầu chiếm ưu thế so với thực vật hạt trần vào kỉ (A), đại (B), (A) và (B) lần lượt là:

a. Phấn trắng, Trung sinh. b. Thứ tư, Tân sinh. c. Thứ ba, Tân sinh. d. Giura, Trung sinh.

Câu 50. Sự phát triển của cây hạt kín thuộc kỉ Thứ ba, dẫn đến sự phát triển của:

a. Hệ thực vật.

b. Sâu bọ ăn lá, mật hoa, phấn hoa và nhựa cây. c. Bò sát ăn thực vật.

d. Động vật ăn cỏ cỡ lớn.

Câu 51. Chim và thú bắt đầu thích nghi và hoàn thiện hơn bò sát vào kỉ (A), đại (B), (A) và (B) lần lượt là:

a. Tam điệp, Trung sinh. b. Thứ ba, Tân sinh. c. Thứ tư, Tân sinh. d. Phấn trắng, Trung sinh.

Câu 52. Tổ tiên loài người bắt đầu xuất hiện ở kỉ (A), đại (B), (A) và (B) lần lượt là:

a. Thứ tư, Tân sinh. b. Tam điệp, Trung sinh. c. Thứ ba, Trung sinh. d. Thứ ba, Tân sinh.

Câu 53. Nguyên nhân bò sát bị tuyệt diệt ở kỉ thứ ba là:

a. Làm mồi cho hổ rằng kiếm, tê giác khổng lồ. b. Chuyển động, tạo núi đã vùi lấp bò sát khổng lồ. c. Thực vật phát triển nhưng không đủ thức ăn cho bò sát. d. Sự phát triển của băng hà làm khan hiếm thức ăn.

Câu 54. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kỉ Thứ tư, đại Tân sinh:

a. Là kỉ kéo dài hơn kỉ Thứ ba 3 triệu năm. b. Là thời kì băng hà, xen kẽ với khí hậu ấm áp. c. Xuất hiện voi Mamut, Tê giác lông rậm. d. Bộ mặt sinh giới tương tự ngày nay.

Câu 55. Loài người đã xuất hiện ở kỉ (A), đại (B), (A) và (B) lần lượt là:

a. Thứ ba, Tân sinh. b. Thứ tư, Tân sinh. c. Phấn trắng, Tân sinh. d. Phấn trắng, Trung sinh.

Câu 56. Đặc điểm nổi bậc của đại Tân sinh là sự phát triển phồn thịnh của:

a. Tảo ở biển, giáp xúc, cá và lưỡng thê. b. Bò sát, chim và thú.

c. Thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú.

d. Thực vật hạt trần và động vật có xương bậc cao.

Câu 57. Động lực quan trọng nào đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới là:

a. Sự xuất hiện của quả đất. b. Sự nguội lạnh dần của quả đất.

c. Sự phát triển của băng hà. d. Sự biến đổi điều kiện địa chất, khí hậu.

Câi 58. Nội dung nào sau đây sai, khi nói đến lịch sử phát triển của sinh giới:

a. Sự biến đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến biến đổi trước hết ở thực vật, sau đó đến động vật.

b. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.

c. Sinh giới phát triển chủ yếu cho tác động của điều kiện địa chất và khí hậu, không phụ thuộc vào tác động của chọn lọc tự nhiên.

d. Các nhóm sinh vật thích nghi được với môi trường sẽ phát triển nhanh hơn và chiếm ưu thế.

Câu 59. Trong lịch sử phát triển sinh giới, dạng sinh vật xuất hiện sau cùng là:

a. Thực vật hạt trần và loài người. b. Thực vật hạt kín và chim, thú. c. Thực vật hạt kín và bộ khỉ. d. Thực vật hạt kín và loài người.

Câu 60. Sinh giới đã phát triển theo hướng.

a. Từ chưa đến có sinh vật. b. Từ ở nước lên ở cạn.

c. Ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. d. Ngày càng ít về số lượng cá thể sinh vật nhưng chất lượng ngày càng tăng.

Câu 61. Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa sinh học là:

a. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp, phân hóa ngày càng đa dạng. b. Đặc điểm thích nghi ngày càng hợp lí.

c. Trao đổi chất ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả cao. d. Cả a và b.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sinh học - Huỳnh Quốc Thành (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w