Cây cà độc dược 3

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH (Trang 61 - 63)

III. HOAT ĐỘNGDẠY VÀ HỌC

2. Cây cà độc dược 3

• Tranh : Sự hình thành thể đa bội.

• Phiếu học tập : Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.

Đối tượng quan sát Mức bội thể Đặc điểm Kích thước cơ quan 1. Tế bào cây rêu

2. Cây cà độc dược 3. ……….. 3. ……….. 4. ………..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1

HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ

Mục tiêu : Hình thành khái niệm về thể đa bội. Nêu được đặc điểm điển hình của thể đa bội và phương hướng sử dụng các đặc điểm đó trong chọn giống.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

- Thế nào là thể lưỡng bội?

- GV yêu cầu HS thảo luận :

- HS vận dụng kiến thức ở chương 2  nêu được : Thể lưỡng bội : có bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng. - Các nhóm thảo luận  nêu được :

+ Các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 3n, 4n, 5n, … có chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào? + Thể đa bội là gì? - GV chốt lại kiến thức.

- GV thông báo : Sự tăng số lượng nhiễm sắc thể; ADN  ảnh hưởng tới cường độ đồng hóa và kích thước tế bào.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 24.1  24.4 và hoàn thành phiếu học tập.

- Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnh  yêu cầu HS thảo luận.

+ Sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào? + Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?

+ Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống?

GV lấy các ví dụ cụ thể để minh họa.

+ Các cơ thể đó có bộ nhiễm sắc thể là bội số của n.

- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.

- Các nhóm quan sát kĩ hình, trao đổi nhóm  điền vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến  nêu được : + Tăng số lượng nhiễm sắc thể  tăng rõ rệt kích thước tế bào, cơ quan. + Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây.

- Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản  năng suất cao.

- Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theobội số của n (lớn hơn 2n) hình thành các thể đa bội.

- Dấu hiệu nhận biết :

Tăng kích thước các cơ quan.

- Ứng dụng :

+ Tăng kích thước thân, cành  tăng sản lượng gỗ. + Tăng kích thước thân, lá, củ  tăng sản lượng rau, màu.

+ Tạo giống có năng suất cao.

Hoạt động 2

Mục tiêu : Hiểu được sự hình thành thể đa bội do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân.

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

- GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 24.5  trả lời câu hỏi :

+ So sánh giao tử, hợp tử ở 2 sơ đồ 24.5a và 24.5b?

- Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào minh họa sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn?

- 1 hoặc 2 HS nhắc lại kiến thức.

- HS quan sát hình  nêu được :

+ Hình a : giảm phân bình thường, hợp tử nguyên phân lần đầu bị rối loạn. + Hình b : giảm phân bị rối loạn  thụ tinh tạo hợp tử

có bộ nhiễm sắc thể > 2n. - Cơ chế hình thành thể đa bội : Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường  không phân li tất cả các cặp nhiễm sắc thể  tạo thể đa bội.

Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.

IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ

• Thể đa bội là gì? Cho thí dụ?

• GV treo tranh hình 24.5  gọi HS lên trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường.

• Đột biến là gì? Kể tên các dạng đột biến.

V. DẶN DÒ

• Học bài theo nội dung SGK.

• Làm câu 3 vào vở bài tập.

• Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình trong môi trường sống.

******************************************

Ngày soạn : PPCT:

Ngày dạy : Tiết :

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w