Bài 23 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH (Trang 58 - 61)

III. HOAT ĐỘNGDẠY VÀ HỌC

Bài 23 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• HS trình bày được các biến đổi thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể.

• Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

• Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể.

2. Kĩ năng

• Rèn kĩ năng quan sát hình phát hiện kiến thức.

• Phát triển tư duy phân tích so sánh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh phóng to hình 23.1 và 23.2 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Mở bài : Đột biến nhiễm sắc thể xảy ra ở 1 hoặc một số cặp nhiễm sắc thể : hiện tượng dị bội thể.

Hoạt động 1

HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI THỂ

Mục tiêu : Trình bày được các dạng biến đổi số lượng ở một số cặp nhiễm sắc thể.

- GV kiểm tra kiến thức của HS về : + Nhiễm sắc thể tương đồng? + Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội? + Bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK  trả lời câu hỏi :

+ Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp nhiễm sắc thể thấy ở những dạng nào?

+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể? - GV hoàn chỉnh kiến thức. - GV phân tích thêm có thể có 1 số cặp nhiễm sắc thể có thể thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể  tạo ra các dạng khác : 2n – 2; 2n ± 1.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 23.1  làm bài tập mục ▼ (tr.67).

- Một vài HS nhắc lại các khái niệm.

- HS tự thu nhận và xử lí thông tin  nêu được : + Các dạng : 2n + 1

2n – 1

+ Hiện tượng thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó  dị bội thể. - 1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung.

- HS quan sát kĩ hình, đối chiếu các quả từ II  XII với nhau và với quả I  rút ra nhận xét.

+ Kích thước :  Lớn : VI  Nhỏ : V, XI. + Gai dài hơn.

- Hiện tượng dị bội thể : là đột biến thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm sắc thể nào đó. - Các dạng 2n + 1 2n – 1 Hoạt động 2 SỰ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát hình 23.2  nhận xét : * Sự phân li cặp nhiễm sắc thể hình thành giao tử trong + Trường hợp bình thường?

+ Trường hợp bị rối loạn phân bào?

- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh  hợp tử có số lượng nhiễm sắc thể như thế nào?

- GV treo tranh hình 23.2, gọi HS lên trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội.

- GV thông báo : ở người, tăng thêm 1 nhiễm sắc thể số 21  gây bệnh Đao. + Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể.

- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận, thống nhất ý kiến  nêu được :

+ Bình thường : Mỗi giao tử có thêm 1 nhiễm sắc thể. + Bị rối loạn : 1 giao tử có 2 nhiễm sắc thể; 1 giao tử không có nhiễm sắc thể nào.  Hợp tử có 3 nhiễm sắc thể hoặc có 1 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng. - 1 HS lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS tự nêu hậu quả.

- Cơ chế phát sinh thể dị bội + Trong giảm phân có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li  tạo thành 1 giao tử mang 2 nhiễm sắc thể và 1 giao tử không mang một nhiễm sắc thể nào.

Hậu quả : Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh nhiễm sắc thể.

IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ

• Viết sơ đồ minh họa cơ chế hình thành thể (2n + 1)?

• Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội?

V. DẶN DÒ

• Học bài theo nội dung SGK.

• Sưu tầm tài liệu và mô tả giống cây trồng đa bội.

• Đọc trước bài 24.

Ngày soạn : PPCT:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH (Trang 58 - 61)