Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản potx (Trang 34 - 35)

Năm 2008, nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động bất lợi đối với sản xuất kinh doanh nghành rau quả, nông sản. Giá các mặt hàng rau quả, nông sản trong nước thường xuyên biến động theo chiều hướng ngày một tăng. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên nhiên liệu, vật tư, bao bì phục vụ cho sản xuất tăng quá mạnh, cùng với đó là giá cước vận chuyển trong nước và quốc tế đều tăng cao. Mặc dù giá xuất khẩu có tăng nhưng không tương xứng với mức tăng của thị trường trong nước.

Cơ chế quản lý xuất khẩu của Nhà nước ngày càng được mở rộng, cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh mặt hàng rau quả. Điều này là một thách thức lớn đối với Tổng công ty do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp khác. Vượt lên trên khó khăn, Tổng công ty từng bước chứng tỏ là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả không ngừng tăng lên, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Có được những kết quả như vậy phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị thành viên.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Tổng công ty giai đoạn 2004-2008

Nguồn: Tổng công ty Rau quả, Nông sản

Ta có thể thấy rằng, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có dấu hiệu giảm dần từ năm 20054 đến 2006. Nguyên nhân chính là do giá cả các mặt hàng không

Các mặt hàng XK chủ yếu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh (%) 05/04 06/05 07/06 08/07 KNXK 80,9 76 75,3 92,1 100,1 93,94 99,08 122,31 108,69 Rau quả 17,59 19 21,18 25 23,8 108,02 111,47 118,04 95,2 Hàng nông sản 51,68 46 39,93 53,9 67,6 89,01 86,8 134,99 125,42 Hàng hóa khác 11,63 11 14,19 13,2 8,7 94,58 129, 93,02 65,91

ổn định dẫn đến việc các đơn vị không dám liều lĩnh tăng sản phẩm chế biến phục vụ xuất khẩu , đồng thời giá nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng mạnh nên khối lượng xuất khẩu đã giảm qua các năm.

Từ năm 2007, môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Đồng thời với việc thực hiện Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư 2005, Nhà nước tiếp tục ban hành các luật mới, các chính sách mới về thuế, hải quan, tài chính…tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Mặt khác, một số loại rau quả như dứa chế biến có dấu hiệu tăng giá trở lại sau các năm. Hoạt động mua bán các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa khá sôi động. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, năm 2007 tăng thêm 22,31% so với 2006; năm 2008 tăng 8,69% so với 2007.

Có thể nói, hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong những năm qua khá hiệu quả, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên đồng thời đóng góp một khối lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã luôn nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh; cố gắng, nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản potx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)