Khi xuất khẩu sản phẩm rau quả sang thị trường nước ngoài, chất lượng là yếu tố then chốt để thâm nhập thị trường. Hầu hết các thị trường nước ngoài đều quản lý mặt hàng nhập khẩu bằng một hệ thống quy định về pháp luật chặt chẽ, đặc biệt là đối với hàng rau quả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước đồng thời lập ra hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Có thể lấy ví dụ về thị trường Châu Âu (EU), tại đây thành lập cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu và ban hành các thủ tục về an toàn thực phẩm. Quy định này còn bao gồm cả các điều khoản về khả năng truy nguồn thực phẩm... Hay các tiêu chuẩn để tiếp cận thị trường EU cũng được ban hành trong quy định cơ bản EC 2200/96, trong khung của chính sách nông nghiệp chung (CAP). Các sản phẩm không tuân thủ các tiêu chuẩn này đều sẽ không được tham gia thị trường EU. Với sự trợ giúp của các tấm thẻ màu, các công cụ đo lường và các mô tả nghiêm ngặt, có khả năng phân loại và sắp xếp sản phẩm một cách hiệu quả. Đối với mặt hàng rau quả, bên cạnh
luật pháp EU, các nhà nhập khẩu rau quả tươi ở đây cũng có những tiêu chuẩn chất lượng của riêng họ. Không chỉ có thế mà còn phải có chứng nhận phù hợp. Theo quy định EC 1148/2001, tất cả những lô hàng rau quả tươi nhập khẩu từ các nước bên ngoài khối EU sẽ được yêu cầu một chứng nhận phù hợp, được thừa nhận trước khi chúng đưa vào thị trường EU. Cụ thể như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu chính thức chứng minh rằng sản phẩm được mô tả đã được kiểm dịch theo các thủ tục phù hợp, được xem xét không có các côn trùng gây hại và phù hợp với các quy định hiện thời của quốc gia nhập khẩu. Nếu việc nhập khẩu rau quả tươi không tuân thủ các yêu cầu, những lô hàng này có thể không được đưa vào thị trường EU.
Muốn có được những đơn đặt hàng lớn từ thị trường nước ngoài, các
doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản phải thực sự nắm rõ được hệ thống luật pháp của nước nhập khẩu dành cho các sản phẩm của mình để tránh được những sai lầm không đáng có.