II. Đọc tìm hiểu bài thơ
2. Các ý kiến được nêu
- Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn giữa sống và chết. Sống thì ra sao? Chết thì thế nào? (Phân tích nội tâm nhân vật)
- Hoạt động : cuối cùng lão chọn cái chết thảm khốc: Việc chọn cái chết đã được chuẩn bị từ lâu: từ câu chuyện với ông giáo, bán con Vàng, gửi vườn và tiền… - Sự nhận thức, đánh giá về nhân vật lão Hạc:
+ Người cha rất mực thương con, hy sinh cho con.
+ Người nông dân giàu lòng tự trọng, thà “chết trong còn hơn sống đục”.
Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng. Tiết…… Ngày soạn……… CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:
- Cần biết viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng yêu cầu tiết học trước.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. CHUẨN BỊ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung đề bài
nghị luận về tác phẩm truyện
HS đọc các đề bài (1,2,3,4) trong
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
SGK, trang 64-65.
Với mỗi đề, sau khi HS đọc, GV yêu cầu HS xác định vấn đề nghị luận, chỉ ra những yêu cầu khác nhau của từng đề tài thông qua các từ: suy nghĩ, phân tích…
(Gợi ý: Với những đề bài yêu cầu phân tích, tuy cũng cần phải liên hệ, mở rộng vấn đề nhưng thao tác phân tích đóng vai trò trọng tâm. Ngược lại, với những đề bài yêu cầu phải phân tích nhưng sự liên hệ, mở rộng mới là chủ yếu).
Hoạt động 2.. Tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm