Phương pháp học vănbản nhật dụng

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 học kỳ 2 ( hai cột - chi tiết) (Trang 91 - 95)

- Học văn bản nhật dụng: vận dụng vào thực tiễn (bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đó, có đủ bản lĩnh kiến thức, cách thức bảo vệ quan điểm, ý kiến ấy).

- Kiến thức của văn bản nhật dụng liên quan đến nhiều môn học (ví dụ: có thể kết hợp với các môn: Giáo dục công dân, Sinh học...).

*Ghi nhớ:

- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đâu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

- Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm về hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.

Tiết……

Ngày soạn………

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG(Phần tiếng việt) (Phần tiếng việt)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

-Nhận biết một số từ ngữ địa phương.

- Xác định thái độ sử dụng từ ngữ địa phương khi dùng trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương khi dùng trong bài viết, phổ biến rộng rãi(như trong văn chương nghệ thuật).

B. CHUẨN BỊ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCHoạt động của giáo viên và Hoạt động của giáo viên và

học sinh

Yêu cầu cần đạt

GV tổ chức, hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.

HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.

GV hướng dẫn HS nhận biết các từ ngữ địa phương trong đoạn trích và chuyển các từ ngữ đó sang từ ngữ toàn dân.

HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 GV: trong 2 từ “kêu”, từ nào là từ toàn dân, từ nào là từ địa phương? Hãy dùng cách diễn đạt khác để làm rõ sự khác nhau đó. HS trả lời, nhận xét.

HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 3.

HS làm bài, GV có thể gọi một HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 4.

GV phát phiếu học tập cho HS điền kết quả tìm được ở ba bài

1.Bài tập 1:

Nhận biết từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ đó sang từ ngữ toàn dân. - Thẹo: sẹo - Lặp bặp : Lắp bắp - Ba : Cha, bố - Má: mẹ - Kêu: gọi - Đâm: trở thành - Đũa bếp: đũa cả

- Nói trổng: nói trốngkhông - Vô: Vào

2. Bài tập 2

Phân biệt từ địa phương với từ toàn dân, dùng cách diễn đạt khác:

a) kêu (trong “rồi kêu lên”): Từ toàn dân - có thể thay băng từ nói to.

b) kêu (trong “Con kêu rồi”): từ địa phương, tương đương từ gọi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bài tập 3

Tìm các từ địa phương trong 2 câu đố: Trái: quả; Chi: gì; Kêu: gọi; Trống hổng, trống hảng: Trống rỗng.

4. Bài tập 4

Điền từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân đã tìm được ở bài tập: 1,2,3 vào bảng:

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân Thẹo Sẹo Lặp bặp Lắp bắp Ba Bố, cha Mẹ Kêu Gọi

tập trước vào bảng.

GV nêu yêu cầu của bài tập 5. GV nêu các câu GV:

- Có nên cho bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân không?

HS trả lời. GV cóthể yêu cầu HS thử thay các từ địa phương trong đoạn trích bằng từ toàn dân rồi so sánh.

- Vì sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương? HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung. Đâm Trở thành Đũa bếp Đũa cả

Lui cui Lúi húi

Nhằm Cho là

Nói trổng Nói trống không

Vô… Vào…

5. Bài tập 5

a) Không nên cho bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ toàn dân vì bé Thu còn nhỏ, chưa có dịp giao tiếp với bên ngoài nên em chỉ có thể dùng từ địa phương của mình.

b) Trong lời kể của tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương mình để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên tác giả không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc (không phải người địa phương đó).

Tiết…

Ngày soạn….

BẾN QUÊ

Nguyễn Minh Châu

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình.

- Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biếu tượng.

- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện, có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, triết lí.

B. CHUẨN BỊ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung về

văn bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Em hãy giới thiệu một số nét về Nguyễn Minh Châu.

GV diễn giải: Sau năm 1975 Nguyễn Minh Châu sáng tác chủ yếu là truyện ngắn. Với thể loại này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học ở nước ta từ những năm 80 của thế kỷ XX.

GV yêu cầu HS kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu.

GV: Nếu xuất xứ của truyện ngắn “Bến quê”

GV diễn giảng: Truyện ngắn Bến quê cũng như nhiều truyện ngắn khác hướng vào đời sống thế sự, nhân tình thường ngày với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi rất nhỏ để phát hiện chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lý, vượt khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ trước đây của xã hội và của chính tác giả.

GV hướng dẫn HS đọc: giọng đọc rõ ràng mạch lạc, thể hiện sự trấm tư suy ngẫm, có cả sự xúc động đượm buồn, có cả sự xót xa ân hận, thể hiện tâm trạng nhân vật Nhĩ trong cảnh ngộ đặc biệt. Giọng đọc truyền cảm, diễn tả sự tinh tế của màu sắc thiên nhiên, gợi cảm xúc.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Chú

thích trong SGK.

GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản.

Một HS trình bày bản tóm tắt, các HS

I.Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1.Tác giả, tác phẩm:

a) Tác giả:

Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) - Quê Quỳnh Lan – Nghệ An

- Ông gia nhập quân đội năm 1950, sau đó trở thành nhà văn quân đội.

- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính. Truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh.

b) Tác phẩm

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.

Truyện có ý nghĩa triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người. 2. Đọc – tìm hiểu chú thích: a) Đọc văn bản. b) Tìm hiểu chú thích SGK (107) 3. Tóm tắt truyện

- Nhân vật Nhĩ trong truyện từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, cuối đời anh bị cột chặt vào giườ bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo – đến nỗi không tự dịch chuyển được vài phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ.

- Thời điểm đó, anh phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc- một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.

khác nhận xét, bổ sung.

GV hỏi: Nhân vật Nhĩ rơi vào hoàn

cảnh nào?

HS thảo luận, trả lời.

GV: Tình huống này đã dẫn đến tình

huống thừ hai đầy nghịch lý.

Đó là tình huống nào? Xây dựng tình huống truyện ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS trả lời, nhận xét.

GV yêu cầu HS đọc phần đầu: từ đầu đến “nhà mình”.

Hoạt động 2. Đọc – hiểu văn bản

GV: Qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ,

cảnh vật thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được miêu tả như thế nào?

GV: Nhĩ đã cảm nhận cảnh vật đó như

thế nào?

GV: Chính cái điều trớ trêu như một

nghịch lý ấy đã phát hiện quy luật của đời người như thế nào?

cảm nhận được sự vất vả, tần tảo- tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của người vợ. Anh khao khát được đặt chân lên bờ bãi bên kia sông – cái miền đất gần gũi và trở nên xa vời với anh. Nhân vật đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy nghịch lý của đời người (con người trên đời người không tránh khỏi những khó khăn trắc trở - con người phải trải nghiệm trong cuộc sống mới cảm nhận hết được những bí ẩn đẹp đẽ trong cái bình dị đơn sơ) giống như niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết được.

4. Tìm hiểu tình huống truyện

Hai tình huống cơ bản:

+ Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh

+ Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi ven sông và người thân.

Tạo ra một chuỗi các tình huống nghịch lí, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của một con người chứa đầy những sự bất thường – nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của người ta.

- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình – vẻ đẹp của cuộc sống êm đềm bình lặng của người thân yêu – thì có khi phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời ta mới thấm thía và cảm nhận được.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 học kỳ 2 ( hai cột - chi tiết) (Trang 91 - 95)