BÀI: ĐỌC THÊM CHỬ ĐỒNG TỬ Câu 1: Chử Đồng Tử là con của ai?

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 30 - 32)

20. Điền khuyết: “ Tính của ngôn từ trong văn bản văn học là do trí tưởng tượng của người viết tạo ra”

BÀI: ĐỌC THÊM CHỬ ĐỒNG TỬ Câu 1: Chử Đồng Tử là con của ai?

Câu 1: Chử Đồng Tử là con của ai?

a. Chử Cù Vân b. Chử Cư Vânc. Chử Cù Dân. d.Chử Cừ Dân.

Câu 2:Vì sao truyện Chử Đồng Tử còn được xếp vào thể loại truyền thuyết?

a. vì có liên quan đến một số tập tục thờ cúng của người Việt Nam. b. Vì Chử Đồng Tử là một nhân vật lịch sử.

c. Vì trong truyện có sử dụng nhiều yếu tố lịch sử. d. Vì truyện có sự tham gia của các yếu tố hoang đường.

Câu 3: Chử Đồng Tử làm nghề gì?

a. Buôn bán b. Đốn củi c. Chài lưới. d. Chăn nuôi

Câu 4: Chử Đồng Tử được Phật Quang tặng cho vật gì?

a. Cây gậy và cái áo b. cái nón và chiếc đũa c.Cái nón và cây gậy d. Cây gậy và cái ô

Câu 5: Truyện có tình tiết gì đặc biệt?

a. Mối tình duyên của Tiên Dung và Chử Đồng Tử. b. Cảnh lâu đài, nhà cửa sau một đêm đều bay lên trời. c. Chi tiết chiếc gậy và nón biến thành nhà cửa lâu đài.

d. Sự gặp gỡ tự nhiên giữa người đánh cá nghèo và Tiên Dung và chi tiết kì ảo của gậy và chiếc nón có phép mầu.

Câu 6: Hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh ước mơ gì của nhân dân?

a. Khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do. b. Cuộc sống giàu có, quyền uy

c. Có phép mầu biến hóa mọi thứ. d. Tu được có phép như Chử Đồng Tử.

Câu 7: Cung điện mọc lên từ bãi đất và đầm lầy phản ánh ước mơ gì của nhân dân?

a. Chinh phục thiên nhiên, khả năng kì diệu của con người. b. Ước mơ đổi đời

c. Giàu sang phú quý.

d. Cuộc sống ấm no hạnh phúc

Câu 8: Điền khuyết:

“ Truyện Chử Đồng Tử như một bài ca bất hủ về ………….và ………cao đẹp. Điều đó thể hiện qua nhân vật Tiên Dung và Chử Đồng Tử.”

a. Ước mơ, hạnh phúc b. Khát vọng, hạnh phúc c. Tình người, tình yêu. d. Ước mơ, tình yêu.

Câu 9: Khi gặp Phật Quang, Chử Đồng Tử đã bỏ quyết định ra biển để ở lại theo học. Cho thấy chàng là người như thế nào?

a. Ngại gian khổ. b. Ham hiểu biết.

c. Muốn có phép màu để thay đổi cuộc sống. d. Khát vọng muốn chinh phục thiên nhiên

Câu10: Vì sao truyện Chử Đồng Tử lại được xếp vào nhóm truyện cổ tích thần kì?

a. Vì nhân vật là người mồ côi và truyện sử dụng yếu tố kì ảo b. Vì truyện nói về ước mơ của người bình dân

c. Phản ánh triết lí “ở hiền gặp lành” d. Có sự xuất hiện của Phật Quang.

Câu 11: Khi gặp Chử Đồng Tử trong hoàn cảnh đặc biệt, Tiên Dung đã cho rằng đó là do:

a. Tự trời xe duyên. b. số phận an bài.

c. Có duyên từ kiếp trước.

d. Trời sắp đặt sẵn cho hai người.

Câu 12. Tiên Dung mặc dù là công chúa nhưng nàng cũng là đại diện cho phẩm chất của người bình dân vì sao?

a. Vì nàng dám quyết định hôn nhân cho bản thân mình

b. Vì nàng biết trọng tình nghĩa, biết thông cảm với số phận người khác. c. Vì nàng yêu thiên nhiên, khát vọng muốn hòa mình với thiên nhiên. d. Không vì sự ép buộc của nhà vua mà từ bỏ ước mơ của mình.

Câu 13: Điền khuyết:

Chử Đồng Tử là một ………và còn là một người cần cù, chăm chỉ làm ăn.” a. người có khát vọng

b. người thông minh c. người siêng năng. d. người con chí hiếu.

Câu 14: Nơi bãi đất còn lại của cung điện trong truyện Chử Đồng Tử có tên gọi là gì, ở đâu?

a. Bãi Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây. b. Đầm Nhất Dạ, huyện Thường Tín, Tỉnh Hà Tây. c. Bãi Thiên Nhiên, Tỉnh Hà Tây.

d. Đầm Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Tây.

Câu 15: Bốn vị thánh bất tử liên quan đến tục thờ cúng ở Việt Nam là ai?

b. Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Trần Thánh Tông. c. Chu Văn An, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh

d. Đức Thánh Tản, An Dương Vương, Đức Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh

Đáp án: 1a, 2a, 3c, 4c, 5d, 6a, 7a, 8c, 9b, 10a, 11a, 12b, 13d, 14a, 15a. BÀI: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ Câu 1: Tóm tắt truyện của nhân vật chính nhằm mục đích gì?

a.Để nắm vững tính cách và số phận của nhân vật chính. b.Để nắm vững bố cục tác phẩm.

c.Để làm bài viết có tư liệu.

d.Để nắm vững nội dung và nghệ thuật truyện.

Câu 2: Thế nào là tóm tắt truyện của nhân vật chính?

a. là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản sảy ra với nhân vật đó. b. là viết hoặc kể đầy đủ chi tiết về những sự việc có liên quan đến nhân vật đó. c. là viết hoặc kể một cách ngắn gọn những sự việc không liên quan đến nhân vật.

d. là viết hoặc kể lại một cách cụ thể tất cả những sự việc trong truyện có hoặc không liên quan tới nhân vật.

Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói về cách tóm tắt chuyện của nhân vật chính?

a. Dùng lời văn của mình để viết thành văn bản tóm tắt. b. Đọc kĩ văn bản để xác định được nhân vật.

c. Xác định các sự kiện chi tiết cơ bản liên quan tới nhân vật ấy. d. Ghi lại tất cả các chi tiết chính của truyện.

Câu 4: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật Mị Châu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.

Câu 5: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.

Câu 6: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật Trọng Thủy trong truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.

Câu7: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật UY-lit-xơ trong đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về”. Câu 8: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về”. Câu 9: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám”.

Câu 10: Hãy tóm tắt chuyện của nhân vật Xi ta trong đoạn trích “Ra-ma buộc tội”. Đáp án: 1a, 2a, 3d.

Tuần 7

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w