d. Một tình bạn vong niên trong sáng tri ân với bao nhiêu kỉ niệm im đềm như đang hiện hữu trong lòng người ở lại.
BÀI: THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA Câu 1: Quân trung từ mệnh tập có nghĩa là?
a. Tập văn từ lệnh dùng trong quân sự* b. Tập mệnh lệnh, thư từ viết cho quân đội. c. Tập văn thơ viết khi còn ở trong quân đội d. Tập văn chính luận viết về việc quân.
Câu 2: Thế nào là chiến lược “công tâm”?
a. Tấn công vào chỗ mềm yếu trong lòng đối phương, khiến đối phương nao núng, mất hết tinh thần.
b. Bằng lí lẽ giàu sức thuyết phục, đánh vào lòng đối phương, làm tan rã tinh thần, tư tưởng đối phương, khiến họ phải tâm phục.*
c. Đánh bằng cách hăm dọa, khủng bố tinh thần, làm cho đối phương sợ hãi mà phải ra đầu hàng. d. Đánh bằng sự công tâm: đàng hoàng, ngay thẳng, giữ thái độ công bình, chính trực cao độ.
Câu 3: Chiến lược “công tâm” chủ yếu thể hiện được thế mạnh, phẩm chất gì của nghĩa quân Lam Sơn?
a. Sự thông minh, mưu mẹo, trí tuệ sắc sảo b. Nắm vững thời thế. c. Mưu lược và ý chí quyết thắng không tách rời lòng yêu chuộng hòa bình.* d. Nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo.
Câu 4: Chữ dụ trong nhan đề tác phẩm có nghĩa là?
a. (Người trên) bảo cho (người dưới) biết* b. (Người khôn) dụ dỗ (người ngu) c. (Dùng danh vọng, quyền lợi) mua chuộc d. (Dùng lời lẽ) thuyết phục.
Câu 5: Dòng nào nêu đúng nhất hai ý chính trong bố cục của bức thư?
a. Nêu rõ tình thế của quân Minh và các nguyên nhân thất bại của chúng.
b. Phân tích, chứng minh tình trạng mất thời, không thế của quân Minh và nêu rõ sáu nguyên nhân thất bại của chúng.*
c. Bình luận về tầm quan trọng của thời thế và phân tích, chứng minh sáu nguy cơ bại vong của quân Minh.
d. Đưa ra quan niệm lí luận về thời thế và liên hệ với tình trạng mất thời, không thế của quân Minh.
Câu 6: Chữ thời và chữ thế ở trong đoạn mở đầu bài văn này có ý nghĩa gì?
a. Thời là thời vận, thời cơ; thế là thế lực, uy thế* b.Thời là thời cuôc; thế là thế sự c. Thời là thời gian; thế là tư thế d. Thời là thời sự; thế là thế thái.
Câu 7: Dòng nào cho bên dưới có thể điền vào các chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau theo đúng bản dịch trong sách giáo khoa?
Người giỏi dùng binh là ở chỗ………….thời thế. Được thời và có thế thì biến………..thành…………, hóa……….thành………
a. nắm được, không, có, bé, to b. nắm chắc, chết, sống, hẹp, rộng c. đoán định, mất, còn, tiểu, đại d. hiểu biết, mất, còn, nhỏ, lớn.*
Câu 8: Dòng nào cho bên dưới có thể điền vào các chỗ trống để hoàn chỉnh vế câu sau theo đúng bản dịch trong sách giáo khoa?
Mất thời và không thế, thì………..hóa ra…….., ………lại thành…….., sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng trở bàn tay.
a. khỏe, yếu, thịnh, suy b. cương, nhu, bình, loạn c. cương, nhu, thịnh, suy d. mạnh, yếu, yên, nguy*
Câu 9: Đoạn văn mở đầu (từ Người giỏi dùng binh đến Sao đủ để cùng nói về việc binh dược) chủ yếu nêu lên luận điểm gì?
a. Tầm quan trọng của thời thế trong thuật dụng binh.
b. Tầm quan trọng của việc hiểu biết thời thế trong thuật dụng binh. c. Phẩm chất quyết định của người giỏi dùng binh là hiểu biết thời thế.* d. Cả b và c.
Câu 10: Trong khi phân tích tình hình khó khăn của quân Vương Thông (từ đầu đến câu Nay
ta suy tính hộ các ông thì cái cớ bại vong có sau!), tác giả đã sử dụng các thủ pháp lập luận chủ
yếu nào?
a. Nêu câu hỏi nghi ấn; từ chuyện xưa nói chuyện nay.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN K10 BAN KHXH-NV
b. Đối lập; mượn chuyện xưa nói chuyện nay. c. Nêu những bài học lịch sử; đối đáp; nêu câu hỏi. d. So sánh – đối lập; tăng tiến; nêu câu hỏi nghi vấn.*
Câu 11: Nay các ông kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong klhông lương thảo, ngoài không
viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ,há chẳng phải như là thịt trên thớt, cá trong nồi rồi sao? Tác dụng của việc đặt câu, dùng từ khúc chiết, mạch lạc; âm điệu trầm bổng
của văn biền ngẫu trong đoạn văn trên là đã góp phần:
a. Vạch rõ được tình cảnh mất thời thế hoàn toàn của đạo quân xâm lược Vương Thông.
b. Vạch rõ được nguy cơ thất bại hoàn toàn do mất thời và không thế của đạo quân xâm lược Vương Thông.*
c. Vạch rõ được tình trạng bi đát, hoàn toàn vô vọng của đạo quân xâm lược Vương Thông.
d. Vạch rõ cho thấy thất bại là kết cục tất yếu, không gì cứu vãn nổi của đạo quân xâm lược Vương Thông.,
Câu 12: Trong bài dụ, tác đã nhắc đến nhiều nhà cầm quân nổi tiếng, những tướng tài và việc đánh mất hay ngộ nhận thời thế của họ để làm gương cho Vương Thông. Nhân vật, sự kiện nào dưới đây được tác giả nhắc đến không phải với dụng ý như vậy?
a. Nhà Tần thân mất nước tan b. Trương Phi, Lã Bố bị chính thuộc hạ giết hại. c. Đường Thế Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng.
d. Viện binh của Trương Phụ kéo đến, cũng chỉ là để nộp mạng.*
Câu 13: Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính,
thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía Bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Ở đoạn văn trên, trong khi phân tích thời
thế của quân Minh, tác giả đã sử dụng hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật nào?
a. Nói quá, ẩn dụ, câu hỏi tu từ b. So sánh, nói quá, câu hỏi tu từ.
c. Đối lập, so sánh, nói quá, câu hỏi tu từ. d. So sánh – đối lập, tăng cấp, câu hỏi tu từ.*
Câu 14: Sáu cớ bại vong của giặc mà tác giả vạch ra, có thể tóm tắt: (1) Lực lượng đang suy yếu rất nhanh.
(2) Đang bị bao vây, tuyệt đường viện binh.
(3) Quân đội đang phân tán lực lượng, không mong có viện binh. (4) Đang mất lòng dân.
(5) Nội tình đang phức tạp, có nguy cơ nội chiến. (6) Lực lượng quá yếu so với nghĩa quân Lam Sơn. Thứ tự các cớ bại vong ấy trong bài dụ là:
a. (1) – (2) – (3) – (4) – (5) – (6)* b. (2) –(3) – (1) – (4) – (5) – (6) c. (1) – (3) – (2) – (4) – (5) – (6) d. (3) – (2) – (1) – (4) – (5) – (6)
Câu 15: Đặc điểm nổi bật nhất trong cách trình bàycủa tác giả ở phần nêu lên sáu cớ bại vong là:
a. Tách đoạn ngắn; khí văn mạnh mẽ, nhịp văn dồn gấp.
b. Tách nhiều đoạn ngắn; lời văn hàm xúc, gãy gọn, mạnh mẽ, tự tin.* c. Tách đoạn ngắn; cách đặt câu, dùng từ linh hoạt.
d. Tách đoạn ngắn; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
Câu 16: Tư thế nghị luận của người viết thể hiện qua bài dụ, gọi tên một cách vừa giản dị vừa chính xác nhất, là tư thế nào?
a. Tư thế của người nắm vững thời thế * b. Tư thế của người làm chủ tình hình. c. Tư thế của người tin vào chính nghĩa d. Tư thế của người yêu chuộng hòa bình.