BÀI: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Chinh phụ ngâm?

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 92 - 93)

d. Một tình bạn vong niên trong sáng tri ân với bao nhiêu kỉ niệm im đềm như đang hiện hữu trong lòng người ở lại.

BÀI: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Chinh phụ ngâm?

a. Cảm động trước nỗi đau của con người, nhất là của những người vợ lính trong chiến tranh là động lực để Đặng Trần Côn viết nên khúc ngâm xuất sắc này.

b. Khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. c. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. d. Khúc ngâm được viết theo thể thơ lục bát. *

Câu 2: Âm điệu tha thiết bi thương mà trang trọng của thể ngâm khúc rất thích hợp với tình cảm ai oán xót thương của nhân vật trữ tình được tạo ra trên cơ sở kết hợp giữa:

a. Sự kiện, tình tiết và tâm trạng* b. Các dòng lục bát và thất ngôn

c. Vần bằng và vần trắc; vần lưng và vần chân d. Việc dùng tiểu đối và dùng từ Hán Việt.

Câu 3: Dòng nào dưới đây giải thích không đúng: Tính chất thuần túy Việt Nam của thể thơ

song thất lục bát thể hiện ở chỗ:

a. Có nhịp cố định (dòng 7 chữ) và nhịp tự do (dòng 6 và 8 chữ) b. Có vần bằng và vần trắc; vần lưng và vần chân

c. Có cách phân khồ và luân phiên các khổ theo chu kì 7 – 7 – 6 – 8, có thể kéo dài đến vô tận* d. Dùng tiểu đối và dùng từ Hán Việt.

Câu 4: Thông tin nào su đây về tác giả Đặng Trần Côn là không chính xác?

a. Sinh năm 1740, mất năm 1786.*

b. Người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội c. Từng làm thơ, phú bằng chữ Hán.

d. Chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở kinh thành

Câu 5: Đặng Trần Côn đã từng sáng tác những thể loại gì?

a. Ngâm khúc b. Thơ chữ Hán c. Phú chữ Hán d. Ngâm khúc, thơ, phú bằng chữ Hán*

Câu 6: Dòng nào dưới đây nói không đúng về tiểu sử Đoàn Thị Điểm?

a. Sinh năm 1705, mất năm 1748, quê ở làng Giai Phạm (Kinh Bắc) b. Hiệu là Hồng Hà, cũng là tác giả Truyền kì tân phả.

c. Sống cùng thời với tác giả Đặng Trần Côn.

d. Có chồng phải đi chinhchiến gian khổ dưới thời Lê Cảnh Hưng*

Câu 7: Dòng nào dưới đây khái quát chính xác nhất tình cảnh – tâm trạng của người chinh phụ được tập trung thể hiện trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ?

a. Tình cảnh – tâm trạng lẻ loi, buồn nhớ, khát khao* b.Tình cảnh – tâm trạng mòn mỏi mong chờ c. Tình cảnh – tâm trạng xa cách nhớ thương d. Tình cảnh – tâm trạng côi cút bi thương, ai oán Câu 8: Trong đoạn thơ: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Hàng loạt các chi tiết miêu tả tỉ mỉ ngoại cảnh, hành vi… đặt cạnh nhau có tác dụng gì?

a. Gợi không gian trống vắng và nỗi buồn trống vắng.

b. Gợi tâm trạng mong đợi bồn chồn trong cảnh trống vắng.*

c. Gợi tình cảnh xa cách, vô vọng. d. Gợi tình cảnh xót thương mòn mỏi.

Câu 9: Câu: Hoa đèn kia với bóng người khá thương dùng với hình ảnh đối chiếu như vậy, người đọc cảm nhận đầy đủ, thấm thía hơn điều gì? Nhận định nào sau đây không đúng?

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN K10 BAN KHXH-NV

a. Người lẻ loi, nhạy cảm với nổi buồn cô lẻ của ngoại vật và của chính mình.

b. Niềm đồng cảm với mọi số phận lẻ loi, mọi cảnh sống lay lắt và linh cảm về tình cảnh héo hắt, lụi tàn tuổi xuân của người chinh phụ.

c. Lòng tự thương, tự xót, tự đau của người chinh phụ d. Lòng nhân ái sâu sắc của nhân vật và của tác giả*

Câu 10: Chữ gượng được lập lại liên tiếp ba lần trong khổ thơ: Hương gượng đốt hồn đà mê

mải – Gương gượng soi lệ lại châu chan – Sắt cầm gượng gảy ngón đàn – Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng có tác dụng gì? Câu trả lời nào sau đây là rất chung chung?

a. Cho thấy sự phiền muộn nặng nề trong lòng người chinh phụ.

b. Cho thấy mọi hành vi, cử chỉ của người chinh phị đều là miễn cưỡng.

c. Cho thấy sự vô cảm, vô hồn trong từng động tác, cử chỉ của người chinh phụ. d. Cho thấy người chinh phụ là người đa sầu, đa cảm*

Câu 11: Cụm từ người thiết tha lòng hiểu cho đúng và sát nghĩa là?

a. Lòng người rất buồn b. Lòng người đau đớn, xót xa* c. Lòng người nhớ thương da diết d. Lòng người buồn thương vời vợi.

Câu 12: Chữ ốc trong câu Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc cần phải hiểu là?

a. Đảo vắng b. Nhà* c. Con ốc biển làm chụp đèn d. Tiếng mô phỏng âm thanh

Câu 13: Cụm từ hàng tiêu trong câu Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên cần phải hiểu là?

a. Hàng cột tiêu b. Hàng rào c. Hàng chuối* d. Một loại cây nào đó.

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w