d. Một tình bạn vong niên trong sáng tri ân với bao nhiêu kỉ niệm im đềm như đang hiện hữu trong lòng người ở lại.
BÀI: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
Câu 1: Bạn chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cùng với Thủy hử, Tây du kí,
Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm tiêubiểu cho loại tiểu thuyết………..ở Trung Quốc đời Minh”
a. Chiến tranh b. Chương hồi* c. Tâm lí d. Thoại bản.
Câu 2: Phẩm chất nào dưới đây ứng với nhân vật Quan Vân Trường trong toàn bộ truyện Tam
quốc diễn nghĩa?
a. Nhân b. Trí c. Đức d. Dũng*
Câu 3: Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi bao nhiêu của Tam quốc diễn nghĩa?
a. Hồi 21 b. Hồi 28* c. Hồi 25 d. Hồi 30
Câu 4: Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là Hồi trống Cổ Thành?
a. Vì ngày xưa trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục.
b. Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công.*
c. Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi. d. Hồi trống là tăng tính kịch và sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 5: Trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, chi tiết “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược,
hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại…”miêu tả nhân vật nào?
a. Trương Phi*b. Quan Công c. Sái Dương d. Tôn Càn
Câu 6: Cho biết vì sao, sau một thời gian thất lạc người anh kết nghĩa, khi gặp nhau, Trương Phi lại vô cùng nổi giận?
a. Vì trong thời gian thất lạc, Quan Công không hề liên lạc gì với Lưu Bị và Trương Phi. b. Vì quan Công không bảo vệ được hai chị dâu.
c. Vì Trương Phi hiểu lầm rằng Quan Công đã theo Tào Tháo phản bội anh em.* d. Vì Quan Công đã quên nghĩa vườn đào xưa.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng về tác dụng của việc Quan Công nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào?
a. Làm cho Trương Phi thêm tức giận Quan Công.
b. Làm cho Trương Phi bình tĩnh lại và bớt tức giận Quan Công* c. Làm cho Trương Phi thêm hiểu lầm Quan Công.
d. Làm cho Trương Phi thêm ngờ vực Quan Công.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN K10 BAN KHXH-NV
Câu 8: “Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu
Sương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” Đoạn văn trên đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật
nào?
a. So sánh b. Ẩn dụ c. Đối lập* d. Nói quá
Câu 9: “Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu
Sương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” Khái quát nào không đúng về hiệu quả nghệ thuật
của thủ pháp đối lập trong đoạn văn trên?
a. Dùng chi tiết đối lập để khắc họa tính cách. c. Dùng từ trái nghĩa để khắc họa tính cách* b. Dùng kết cấu đối lập để khắc họa tính cách d. Dùng trạng thái tâm lí đối lập để khắc họa
tính cách
Câu 10: Nếu xem Cổ Thành là cửa ải thứ sáu, cửa ải nghiệt ngã nhất đối với Quan Công, thì vật chướng ngại lớn nhất cần vượt qua ở đây không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà con2 mang một ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa khái quát đó là gì?
a. Một sự hiểu lầm giữa hai anh em Quan, Trương cần được cải chính. b. Mpột hồi trống chém xong đầu tên tướng giặc.
c. Một cơn nóng giận, cố chấp của viên hổ tướng. d. Một thử thách đối với lòng trung nghĩa*
Câu 11: Chi tiết Sái Dương bất ngờ xuất hiện, xét về ý nghĩa khắc họa hành động, tâm lí nhân vật, đặc sắc, thú vị ở chỗ:
a. Làm dày đặt, u ám thêm đám mây ngờ vực trong lòng Trương Phi, nhưng cũng tạo cơ hội tốt cho Quan Công xua tan nhanh đám mây ngờ vực ấy.*
b. Đẩy mâu thuẫn Quan – Trương đến đỉnh điểm và chụẩn bị cho viêc giỉ quyết mâu thuẫn ấy. c. Làm cho tình tiết, sự kiện thêm bất ngờ, gay cấn; đồng thời tăng sự hồi hộp, hấp dẫn đối với
người đọc, người nghe.
d. Làm cho lập trường “tôn Lưu biếm Tào” của tác gải càng thêm được củng cố vững chắc, nổi bật.
Câu 12: Chi tiết: Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại; Trương Phi thẳng cánh
đánh trống đã cùng lúc hé mở cho ta thấy một khía cạnh tâm lí thuộc về “con người bên trong”
của Trương Phi và Quan Công. Khía cạnh đó không phải là:
a. Trương Phi nóng lòng muốn biết sự thực, phân định rạch ròi phải trái, đúng sai; Quan Công cũng nóng lòng muốn chứng minh bản lĩnh trung thành, nghĩa khí của mình.
b. Trương Phi lạnh lùng buộc Quan Công thực hiện đúng và đủ điều kiện ngặt nghèo của mình; Quan Công cũng muốn nhân dịp này lặng lẽ thi thố tài năng thiện chiến của mình.
c. Trương Phi chưa nguôi giận dữ trong lòng, một mực làm theo ý mình để mọi chuyện trắng đen trở nên rõ ràng; Quan Công cũng hiểu lúc này mọi sự phân trần đều không thích hợp và vô nghĩa đối với Trương Phi.
d. Cà Trương Phi và Quan Công đều sợ rằng nếu chậm trễ, tướng giặc là Sái Dương sẽ chạy thoát mất.*
Câu 13: Dòng nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau để hoàn thành thành câu văn đúng với bản dịch trong sách giáo khoa? “Trương Phi………, ……….nước mắt khóc,…………Vân
Trường.”
a. Nghe hết chuyện, rỏ, quỳ lạy b. Nghe hết chuyện, rơi, thụp lạy c. Nghe hết chuyện, rỏ, thụp lạy* d. Nghe hết chuyện, rơi, quỳ lạy
Câu 14: Lời nói của các nhân vật được sử dụng với mật độ khá cao. Cách sử dụng nhiều lời thoại như vậy đã có hiệu quả gì? Cách giải thích nào sau đây không đúng?
a. Khắc họa rõ trạng thái tâm lí của nhân vật, và quan hệ giữa các cá tính. b. Tạo ra được không khí thử thách, đầy kịch tính như nó cần phải có. c. Gây cảm giác lời nói cũng là một loại hành động có tác động mạnh. d. Làm cho các nhân vật thêm đáng trọng hoặc đáng khinh.*
TUẦN: 26