BÀI: LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Câu 1: Khái niệm nào có thể điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa sau:

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 87 - 89)

d. Một tình bạn vong niên trong sáng tri ân với bao nhiêu kỉ niệm im đềm như đang hiện hữu trong lòng người ở lại.

BÀI: LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Câu 1: Khái niệm nào có thể điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa sau:

Câu 1: Khái niệm nào có thể điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa sau:

………….là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.

a. Luận đề b. Luận điểm* c. Luận cứ d. Lập luận

Câu 2: Các ví dụ sau có thể minh họa cho khái niệm nào trong văn nghị luận?

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN K10 BAN KHXH-NV

(1) Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn… Nhiệm vụ của chúng ta là phát huy truyền thống đó vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

(2) Mỗi thanh niên đều phải học tập, trau dồi kiến thức, có nghề nghiệp để mưu cầu hạnh phúc cho mình và góp phần cống hiến cho xã hội.

a. Luận đề b. Luận điểm* c. Luận cứ d. Lập luận

Câu 3: Dòng nào kgông nêu đúng tính chất, yêu cầu cơ bản của luận điểm trong bài văn nghị luận?

a. Đúng đắn, mới mẻ, sâu sắc b. Sáng rõ, tập trung

c. Ngắn gọn, hàm xúc* d. Có tính định hướng

Câu 4: Dòng nào nêu đúng tính đúng đắn của luận điểm trong bài văn nghị luận?

a. Luận điểm phải phù hợp với lẽ phải đã được thừa nhân.* b. Luận điểm nêu ra phải là chân lí và có cơ sở vững chắc. c. Luận điểm phải được số đông thừa nhận, đồng tình.

d. Luận điểm nêu ra phải được kiểm tra đầy đủ, cân nhắc lĩ lưỡng.

Câu 5: Dòng nào nêu đúng tính sáng rõ của luận điểm trong bài văn nghị luận?

a. Luận điểm được diễn đạt cô đúc, tiện kiểm tra, dễ sử dụng. b. Luận điểm nêu ra phải rõ ràng, dễ hiểu, không đánh đố người ta. c. Luận điểm nêu ra sao cho chỉ hiểu một ccáh duy nhất.

d. Luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn.*

Câu 6: Dòng nào nêu đúng về tính tập trung của luận điểm trong bài văn nghị luận?

a. Các luận điểm phải được xây dựng thành một hệ thống.

b. Các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ luận điểm trung tâm* c. Các luận điểm trong bài đều phải có mối liên hệ mật thiết với nhau. d. Các luậm điểm không được tản mạn, rời rạc.

Câu 7: Câu nào nêu đúng nhất về tính mới mẻ của luận điểm trong bài văn nghị luận?

a. Luận điểm không được nêu vấn đề mà nhiều người đã biết, không cần phải chứng minh thêm. b. Luận điểm nêu ra phải tạo được tính bất ngờ, có giá trị gây “sốc”, hoặc tạo được ấn tượng rõ rệt c. Luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra được ý mới chưa ai đề

xuất.*

d. Luận điểm nêu ra có thể làm cho người khác giật mình vì tính chất độc đáo của nó.

Câu 8: Câu nào nêu đúng nhất về tính định hướng của luận điểm trong bài văn nghị luận?

a. Luận điểm nêu ra phải góp phần soi sáng nhiều vấn đề phức tạp đã từng gây tranh cãi, hay từng có nhiều ý kiến ngược nhau.

b. Luận điểm phải nhằm góp phần giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong đời sống thực tế.*

c. Luận điểm phải nhằm góp phần định hướng dư luận xã hội, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho người đọc, người nghe.

d. Luận điểm phải nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hướng người đọc, người nghe noi gương người tốt việc tốt

Câu 9: Dòng nào không nêu đúng ưu điểm nổi bật của hai luận điểm sau:

(1) Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn… Nhiệm vụ của chúng ta là phát huy truyền thống đó vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

(2) Mỗi thanh niên đều phải học tập, trau dồi kiến thức, có nghề nghiệp để mưu cầu hạnh phúc cho mình và góp phần cống hiến cho xã hội

a. Đều có tính đúng đắn b. Đều có tính mới mẻ* c. Đều có tính định hướng d. Đều có tính sáng rõ

Câu 10: Điều kiện nào có thể giúp ta đề xuất được những luận điểm mới mẻ trong bài văn nghị luận?

a. Đi nhiều, học nhiều b. Hiểu biết sâu rộng

c. Có thông tin mới, cách nhìn, cách nói mới*d. Có khả năng trình bày diễn đạt tốt.

Câu 11: Dòng nào không nêu đúng biện pháp, cách thức học tập để có thể đề xuất được luận điểm vừa đúng đắn, vừa mới mẻ trong bài văn nghị luận?

a. Không ngừng rèn luyện, trang bị cho mình cách nhìn, cách nói mới. b. Luôn đề cao chủ kiến cá nhân trong mọi trường hợp*

c. Cập nhật thông tin, luyện thói quen nhìn vấn đề từ nhiều phía. d. Sử dụng tốt phương pháp đặt câu hỏi, nhất là câu hỏi phản đề.

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN K10 BAN KHXH-NV

Câu 12: Luận điểm nào dưới đây bao quát được cách nhìn đồng tiền của Nguyễn Du trong Truyện Kiều qua ba đoạn thơ sau:

(1) Trong tay đã sẵn đồng tiền – Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì (2) Định ngày nạp thái vu quy – Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. (3) Một ngày lạ thói sai nha – Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

a. Đồng tiền làm cho lòng người đổi trắng thay đen, làm cho kẻ có tiền trở nên độc ác, trâng tráo, thủ đoạn.

b. Đồng tiền tiếp tay cho kẻ xấu, kẻ ác, làm cho chúng có sức mạnh vạn năng.

c. Đồng tiền là tác nhân làm cho con người thoái hóa, hư hỏng, tham lam, độc ác, kiêu căng. d. Đồng tiền có một tác hại ghê gớm đến tình cảm, đạo đức nhân cách và số phận của con người

trong xã hội Truyện Kiều*

Câu 13: Luận điểm nào khái quát được đúng nhất nội dung của hai câu tục ngữ có vẻ trái ngược nhau sau đây:

(1) Không thầy đố mày làm nên (2) Học thầy không tày học bạn.

a. Muốn nên người và làm nên sự nghiệp, nhất thiết phải học thầy, đồng thời phải tranh thủ học bạn. b. Học thầy đã tốt, học bạn còn tốt hơn.

c. Cần thiết phải học cả ở thầy lẫn cả ở bạn.

d. Học vấn tốt là kết quả của sự học tập không ngừng và có phương pháp từ nhiều người thầy khác

nhau.* ĐỌC THÊM:

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w