BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 46 - 48)

20. Điền khuyết: “ Tính của ngôn từ trong văn bản văn học là do trí tưởng tượng của người viết tạo ra”

BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.

Câu 1: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm hai quá trình: sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản”

a. Đúng b. Sai

Câu 2: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm ba quá trình: sản sinh văn bản, truyền tải văn bản và lĩnh hội văn bản”

a. Đúng. b. Sai

Câu 3: Điền khuyết: “Văn bản có hai loại thông tin chính:…………..và thông tin liên cá nhân”.

a. thông tin biểu cảm. b. thông tin miêu tả c. thông tin tácđộng. c. thông tin thông báo.

Câu 4: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện:

a. Ngôn ngữ nói. b. Ngôn ngữ viết. c. Cả a và b.

Câu 5: Thông qua hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện những mục đích về: nhận thức, tình cảm, hành động.

a. Đúng. b. Sai.

Câu 6: Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình?

a. Hai b. Ba. c. Bốn d. Năm.

Câu 7 : Quá trình tạo lập văn bản do ai thực hiện?

a. Người nói, người viết. c. Người viết, người đọc. b. Người nói, người nghe. d. Người nói, người đọc.

Câu 8 : Quá trình tiếp nhận văn bản do ai thực hiện?

a. Người nói, người viết. c. Người nghe, người đọc. b. Người nói, người nghe. d. Người nói , người đọc.

Câu 9 : Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của mấy nhân tố?

a. Ba. b. Bốn c. Năm. d. Sáu.

Câu 10: Nội dung giao tiếp trong câu ca dao “Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc

vàng bấy nhiêu”là:

a. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang.

b. Khuyên mọi người chịu khó làm việc đừng bỏ phí đất đai. c. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quí. d. Khuyên mọi người gắng công làm việc vì đất đai là tài sản quí.

Câu 11: Mục đích giao tiếp giữa người bán và người mua ở chợ là:

a. Trao đổi, thỏa thuận về mặt hàng, giá cả. b. Người bán bán được hàng.

c. Người mua mua được hàng.

Câu 12: Trong các câu: “Bé An hả ?- Lớn quá rồi nhỉ? - Cháu có mua quà cho cô không?- Mẹ

cháu có khỏe không?” có mấy câu là nhằm mục đích hỏi thật sự ?

a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn.

Câu 13: Điền khuyết: “ Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi ………...của con người trong

xã hội,được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện…………..nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm,về hành động”.

a. thông tin, ngôn ngữ b. lời nói, ngôn ngữ c. thông tin, lời nói d. thông tin, giao tiếp

Câu 14: Nhân tố không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp là?

a. Quá trình sản sinh ra văn bản và tạo lập văn bản. b. nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp.

c. Nội dung và mục đích giao tiếp. d. Phương tiện và cách thức giao tiếp.

Câu 15: Nhân tố nào không thuộc hoạt động giao tiếp?

a. Nhân vật giao tiếp b. Công cụ giao tiếp c. Nội dung giao tiếp d. Chức năng giao tiếp.

Đáp án: 1a, 2b, 3b, 4c, 5a, 6a, 7a, 8c, 9c, 10c, 11d, 12d, 13a, 14a, 15d. BÀI: QUAN SÁT THỂ NGHIỆM ĐỜI SÔNG.

Câu 1: Quan sát là xem xét chăm chú khám phá và phát hiện những đổi thay, điều ẩn kín mà mắt thường dễ bỏ qua.

a. Đúng b. Sai.

Câu 2: Thể nghiệm là xem xét chăm chú khám phá và phát hiện những đổi thay, điều ẩn kín mà mắt thường dễ bỏ qua.

a. Đúng b. Sai.

Câu 3: Thể nghiệm là sự chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm hiểu sự vật, thâm nhập vào đối tượng, tự đặt mình vào hoàn cảnh của sự vật, sự việc để nhận rõ niềm vui, nỗi đau của người trong cuộc.

a. Đúng b. Sai.

Câu 4: Quan sát là sự chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm hiểu sự vật, thâm nhập vào đối tượng, tự đặt mình vào hoàn cảnh của sự vật, sự việc để nhận rõ niềm vui, nỗi đau của người trong cuộc.

a. Đúng b. Sai.

Câu 5: Trong văn bản sau:

“Một trời sao dày như mắt sàng sáng lóng lánh và ướt át. Sương khuya rơi lộp độp nặng trĩu từ trên những tàu lá xuống mặt đất chung quanh nhà vốn đã ướt đẫm sương. Lão Khúng như một cái thân cây khô đầy mấu mắt và vặn vẹo đứng im thin thít giữa mảnh sân một nền vôi trắng toát đang hướng về phía mặt biển, lão cùng ngôi nhà đều đang hướng về phía biển, về hướng cái làng Khơi chôn rau cắt rốn của lão, của tổ tiên lão ở dưới ấy. Về hướng ấy, chân trời như thấp hẳn xuống và nhòe nhoẹt trong sương luôn luôn như dội tới hai bên lỗ tai đầy thính nhạy như ỗ tai loài vật của lão những tiếng rì rào, rì rầm của sóng biển, của đất đai quê nhà và mồ mả cha ông. Cũng chả biết đó là những âm thanhcó thực, lão đã nghe thấy thực hoặc chỉ là do lão đã từng nghe thấy từ đời tám hoánh nào, từ khi còn nằm trong bụng mẹ…”( Nguyễn

Minh Châu – “Phiên chợ Giát”) nhà văn đã quan sát thể nghiệm nhân vật như thế nào?

a. Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật lão Khúng để quan sát sao trời một vùng quê phía biển. Từ đó đã làm sống dậy nội tâm nhân vật, sự gắn bó với quê hương của lão Khúng.

b. Nhà văn đã dùng cách quan sát tỉ mỉ từ gần đến xa, từ cao đến thấp, để miêu tả cảnh sao trời của một vùng quê phía biển. Từ đó đã làm sống dậy nội tâm nhân vật, sự gắn bó với quê hương của lão Khúng.

c. Nhà văn đã tưởng tưởng, liên tưởng khi quan sát cảnh trời đêm và vùng biển. Từ đó đã làm sống dậy nội tâm nhân vật, sự gắn bó với quê hương của lão Khúng.

d. Nhà văn đã dùng cách thức quan sát có phương pháp bằng các giác quan của mình về sao trời và vùng biển. Từ đó đã làm sống dậy nội tâm nhân vật, sự gắn bó với quê hương của lão Khúng.

Câu 6: Hãy tượng tượng mình là conchim non lạc mẹ và viết một đoạn văn nói về nỗi bơ vơ sợ hãi của mình.

Câu 7: Hãy tưởng tượng mình là con chim non lần đầu biết bay. Viết một đoạn văn nói cảm xúc của lần đầu được tung cánh ấy.

Câu 8: Quan sát cảnh người nông dân đang đánh trâu cày đồng. Viết đoạn văn miêu tả lại cảnh ấy.

Câu 9 : Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông quê em.

Câu 10: Con đường đến trường vào buổi sáng thật tươi đẹp, viết đoạn văn nói lên cảm xúc khi đi trên con đường đó.

Đáp án: 1a, 2b, 3a, 4b, 5a,

TUẦN 11

Một phần của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm 10nc (Trang 46 - 48)