20. Điền khuyết: “ Tính của ngôn từ trong văn bản văn học là do trí tưởng tượng của người viết tạo ra”
BÀI: LUYỆN TẬP VỀ ÝNGHĨA CỦA TỪ Câu 1: Xác định nghĩa của từ “ăn” trong văn bản sau:
“Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ thì ăn trắng mặc
trơn, không hề nhúng tay vào một việc gì”
a. Ăn cơm trắng, mặc áo đẹp trơn bóng.
b. Ăn ngon, mặc đẹp, sống nhàn hạ sung sướng c. Ăn uống đầy đủ, không phải làm việc gì. d. Cuộc sống giàu có, sung túc.
Câu 2: Xác định nghĩa của từ “ăn” trong văn bản sau:
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai - Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre”
a. Ai hơn ai. b. Không thể ăn c. Ăn uống d. Ăn người khác.
Câu 3: Trong các văn bản sau, từ “ăn” nào sử dụng với nghĩa chuyển?
a. Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta b. Mỗi bữa nhà nó ăn hết những ba bò gạo.
c. Xe này bền, đẹp, nhưng ngặt nỗi nó ăn xăng quá! d. Sau mỗi bữa ăn, Tấm đều mang cơm cho bống.
Câu 4: Trong văn bản: “Ruồi đậu mâm xôi đậu” , từ “đậu” là từ đồng âm.
a. Đúng b. Sai
Câu 5: Từ “bò” trong “Kiến bò đĩa thịt bò” là từ nhiều nghĩa.
a. Đúng b. Sai
Câu 6: Từ “Đá” trong “Con ngựa đá con ngựa đá” là loại từ nào?
a. Từ đồng âm b. Từ nhiều nghĩa c. Từ đồng nghĩa d. Từ trái nghĩa
Câu 8: Trong các văn bản sau, từ “mặt” nào được sử dụng với nghĩa gốc?
a. Làm cho rõ mặt phi thường - Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. b. Người quốc sắc kẻ thiên tài - Tình trong như đã mặt ngoài còn e. c. Sương in mặt, tuyết pha thân - Sen vàng lãng đãng như gần như xa. d. Buồn trông nội cỏ dầu dầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Câu 8: Trong các văn bản sau, từ “mặt” nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
a. Mặt hắn vằn dọc vằn ngang không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo. b. Sương in mặt, tuyết pha thân - Sen vàng lãng đãng như gần như xa. c. Mặt hắn vàng vàng mà lại muốn sạm màu gio.
d. Người quốc sắc kẻ thiên tài - Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Câu 9: Trong văn bản “Giàu dâu đến kẻ ngủ trưa -Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, từ “say
sưa” là từ nhiều nghĩa.
a. Đúng b. Sai
Câu 10: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa –Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng với nghĩa gốc.
a. Đúng. b. Sai
Câu 11: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa –Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng với nghĩa chuyển.
a. Đúng. b. Sai
Câu 12: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non - Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa - Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Từ “say sưa” được dùng là từ đồng âm
a. Đúng. b. Sai
Câu 13: Trong các văn bản:
-“Còn trời còn nước còn non-Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
-“ Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa –Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
a. Đúng. b. Sai
Câu 14: Xác định từ loại của từ “mòn” trong văn bản sau:
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn – Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ”
a. Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa. c. Từ trái nghĩa d. Từ nhiều nghĩa
Câu 15: Trong các từ “mòn” sau, từ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Nước chảy đá mòn.
b. Cánh hồng bay bổng tuyệt vời- Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm c. Sống mòn
d. Đợi chờ mòn mỏi
Đáp án: 1b, 2a, 3c, 4a,5b, 6a,7c, 8d, 9a, 10b, 11a, 12b, 13a, 14d, 15a. BÀI: CHỌN SỰ VIỆC CHI TIẾT TIÊU BIỂU, Câu 1: Yêu cầu nào không đúng khi chọn sự việc chi tiết tiêu biểu?
a. Xác định rõ thái độ và tình cảm mà mình muốn thể hiện.
b. Tìm những sự việc chi tiết có thể biểu hiện được thái độ tình cảm c. Tìm những chi tiết cụ thể để miêu tả vấn đề
d. Lựa chọn chi tiết phù hợp nhất.
Câu 2: Trong văn bản sau: “Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh
húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng […] Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.” thái độ và tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị là thái độ và tình
cảm như thế nào?
a. Thái độ chán ghét, châm biếm, mỉa mai, khinh ghét bọn người giàu có nhưng vô học dốt nát.
b. Thể hiện sự khinh bỉ trước những cử chỉ của vợ chồng Nghị Quế, và coi thường, châm biếm, mỉa mai, khinh ghét bọn người giàu có nhưng vô học dốt nát.
a. Thái độ ghê sợ, bực bội trước những cử chỉ của vợ chồng Nghị Quế và châm biếm, mỉa mai, khinh ghét bọn người giàu có nhưng vô học dốt nát.
a. Thái độ chán ghét, châm biếm, mỉa mai, khinh ghét vợ chồng Nghị Quế vô học dốt nát.
Câu 3: Trong văn bản sau: “Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh
húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng […] Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.”
Để thể hiện thái độ và tình cảm của mình, Ngô Tất Tố đã dùng chọn những sự việc gì?
a. Chọn bữa ăn và hàng loạt các chi tiết ăn uống của vợ chồng Nghị Quế để miêu tả nhân vật, bày tỏ thái độ, tình cảm.
b. Chọn hình ảnh và cách thức ăn uống của nhân vật để làm rõ thái độ, tình cảm. c. Chọn cách uống nước, súc miệng của nhân vật để bày tỏ thái độ tình cảm. d. Chọn cử chỉ rửa miệng của nhân vật để miêu tả và bày tỏ thái độ tình cảm.
Câu 4: Chi tiết không thuộc về sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau là:
a. Lúc chia tay, Trọng Thủy hỏi Mị Châu: “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”
b. Mị Châu đáp: “Thiếp có cái áo lông ngỗng…sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu”
c. Sau đó, Trọng Thủy mang lẫy nỏ về phương Bắc.
d. Theo dấu lông ngỗng, Trọng Thủy đuổi theo cha con An Dương Vương.
Câu 5: Trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện ta cần làm gì?
a. Bám sát câu chuyện . b. Xác định cốt truyện và nhân vật . c. Chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu. d. Viết theo suy nghĩ của mình.
Câu 6: Tại sao cần phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn?
a. Vì bài văn rất cần có những dẫn chứng cụ thể. b. Vì bài văn rất cần các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
c. Vì không phải sự việc và chi tiết nào cũng tiêu biểu. d. Vì bài văn rất cần sát với thực tế.
Câu 7: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu của các bước lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu ?
a. Xác định bố cục ba phần.
b. Tìm những sự việc, chi tiết thể hiện được tình cảm và thái độ. c. Xác định thái độ và tình cảm mà mình muốn thể hiện.
d. Lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu.
Câu 8: Sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì ?
a. Dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện. b. Dẫn dắt câu chuyện, tập trung thể hiện rõ nội dung tác phẩm
c. Dẫn dắt câu chuyện, làm rõ vấn đề cần biết.
d. Dẫn dắt câu chuyện, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật và nội dung cốt truyện
Câu 9: Truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, sự việc nào thể hiện rõ cái nhìn nhân ái bao dung của nhân dân lao động?
a. An Dương Vương kiên quyết xây thành Cổ Loa. b. Mị Châu chết, nhưng xác biến thành ngọc thạch. c. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy. d. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng tự tử.
Câu 10: Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau. Chi tiết “Ta tìm nàng lấy gì làm dấu ?”, có tác dụng gì?
a. Mở đầu câu chuyện. b. Dẫn dắt câu chuyện. b. Phát triển câu chuyện. d. Duy trì câu chuyện.
Câu 11: Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nét nhất nỗi thương tiếc và ngưỡng vọng của nhân dân đối với An Dương Vương?
a. Vua cầm sừng tê bảy tất, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển . b. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa .
c. Vua lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. d. Vua lấy nỏ thần ra bắn quân Đà thua to.
Câu 12: Chi tiết nào sau đây thể hiện sự nhận xét, đánh giá của tác giả về hình tượng Đăm Săn?
a. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu, khiêng lợn đến.
b. Cả miền Ê-Đê, Ê-Ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước.
c. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa tre.
d. Chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.
Câu 13: Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nhất sức mạnh thể chất phi thường của Đăm Săn ?
a. Vì vậy, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe tiếng Đăm Săn.
b. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghêng ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim nghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.
c. Từ khắp mọi miền, người ta khiêng rượu khiêng lợn đến.
d. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ,sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy gầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm San vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
Đáp án: 1c, 2b, 3a, 4c, 5c, 6b, 7b, 8a, 9b, 10b, 11a, 12b, 13b. TUẦN 10