Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 41 - 43)

II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam Trung Quốc

2.6.Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc

2. Quan hệ thương mại Việt Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt

2.6.Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc

Các cửa khẩu biên giới phía bắc có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với giao lưu kinh tế. Buôn bán qua biên giới đã giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ trung bình và giàu ở các thị xã, thị trấn khu vực cửa khẩu. Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy GDP thu nhập bình quân đầu người năm 2005 tăng hơn 2 lần so với năm 2000, tỷ lệ tăng GDP trong các giai đoạn từ năm 2000 đến 2010 khá ổn định. Đời sống của nhân dân các tỉnh vùng biên giới được cải thiện rõ rệt, diện mạo các tỉnh biên giới ngày một sáng sủa hơn.

Bảng 6 : GDP bình quân đầu người ( USD ) năm 2000 - 2010 STT Tỉnh\Năm 2000 2003 2006 2009 2010 1 Lạng Sơn 95,6 127,9 236,0 406 496 2 Quảng Ninh 144,3 207,4 380,0 530 619 3 Lào Cai 72,7 109,3 225,0 375 445 4 Cao Bằng 64,5 72,8 150,0 229 310 5 Lai Châu 79,6 103,7 205,0 315 412 6 Hà Giang 69,8 77,2 145,0 235 327

Nguồn: Tổng Cục thống kê ( Niên giám thống kê các năm ) Mỗi năm, thông qua hoạt động giao lưu thương mại Việt - Trung, ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã có thêm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ các vùng khác đến làm ăn; nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trên các địa điểm

giao lưu được sửa sang và xây dựng mới. Chỉ sau mấy năm các cửa khẩu được xây

dựng mới khang trang như cửa khẩu Móng Cái( Quảng Ninh), Đồng Đăng( Lạng Sơn

), Lào Cai ( Lào Cai ).

Nhờ có mở cửa, giao lưu kinh tế - thương mại nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình thành những trung tâm giao lưu kinh tế lớn. Hệ thống chợ vùng biên phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp sửa chữa, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi được cải thiện, đổi mới.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC

Để quan hệ kinh tế thương mại qua biên giới Việt - Trung phát triển theo các quan điểm, mục tiêu và phương hướng nói trên, chúng ta phải thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau :

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 41 - 43)