Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 39 - 40)

II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam Trung Quốc

2.3.Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới

2. Quan hệ thương mại Việt Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt

2.3.Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới

Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía bắc phần lớn là giao thông dường bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc. Hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai có thêm đường sắt, Quảng Ninh có thêm đường biển, song số lượng ít, chất lượng chưa cao. Từ ngày mở cửa biên giới, Bộ giao thông vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo, nâng cấp nhiều đoạn đường, tuyến đường tới các cửa khẩu chính như đoạn Tiên Yên - Móng Cái dài trên 90 Km trên quốc lộ 18; Tuyến đường Lộc Bình - Chi Ma dài 18 Km; đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh; tuyến Mã Phủ - Sóc Giang; nâng cấp và sửa chữa các các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70; khôi phục và khai thông hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường, Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường chính trên, ta đã và đang xây dựng thêm 3 vành đai giao thông dọc theo biên giới. Ngoài ra để giúp đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi, nhà nước ta đã có chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với các xã biên giới được đầu tư thêm xây dựng chợ. Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng được một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai. Nhìn chung, các tuyến đường ra cửa khẩu, đến các xã biên giới đã được cải thiện một bước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc.

Về thông tin liên lạc, từ năm 1990 trở về trước, mạng bưu chính viễn thông của 6 tỉnh biên giới phía Bắc còn rất lạc hậu. Từ năm 1991 đến nay cùng với việc mở rộng đường điện báo, khôi phục đường điện thoại giữa Hà Nội và Bắc Kinh, ngành bưu đã từng bước hiện đại hoá mạng thông tin từ Trung ương xuống 6 tỉnh với 39 huyện biên

giới. Ngành bưu điện đã đưa kỹ thuật vi tính vào quản lý bưu chính và phát hành báo chí, các dịch vụ điện thoại, điện báo, FAX đều đã được số hoá; dịch vụ chuyển phát nhanh EMS và chuyển tiền nhanh trong phạm vi 24 - 48 giờ được mở rộng đến các thị xã. Dịch vụ bưu chính - viễn thông đã rải khắp các cửa khẩu và chợ đường biên.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 39 - 40)