II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam Trung Quốc
2. Quan hệ thương mại Việt Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt
2.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn
Nông nghiệp Trung Quốc có vai trò quan trọng, được coi là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã có bước đi dài và đạt được một số thành tựu trong nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn như gây được giống lúa lai đạt năng suất cao, trồng mía trên đồi, sản xuất đường ăn, có nhiều kinh nghiệm chống bão lũ, khôi phục rừng, có kinh nghiệm khoán quản trong nông nghiệp; thúc đẩy nông dân làm giầu, làm xí nghiệp hương trấn ở nông thôn... Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển nông thôn Trung Quốc đã giúp ích nhiều cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc.
Trao đổi hàng hoá nông lâm sản với Trung Quốc, ta đã khai thác được thị trường gần để tiêu thụ nhiều sản phẩm nông lâm hải sản. Giá cả trên thị trường này tuy không ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường khu vực khác, chẳng hạn như cao su nguyên liệu. Đây lại là thị trường dễ tính, không đòi hỏi chất lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Ta đã nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồngvật nuôi cần thiết cho nông nghiệp như công nghệ sản xuất mía đường, máy kéo công suất vừa và nhỏ, máy bơm nước, thuỷ điện nhỏ; máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay; vật tư, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm... Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình
độ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu này không phải
chi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng.
Về trao đổi khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, việc ứng dụng
và chuyển giao công nghệ của Trung Quốc vào nước ta đã có tác dụng và triển vọng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng học tập kinh nghiệp từ nước bạn đã được áp dụng và thu được nhiều kết quả ở các tỉnh phía Bắc.
Để phát huy hơn nữa tính tích cực của quan hệ thương mại Việt - Trung đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải có một chiến lược hợp tác dài hạn trong nông nghiệp, nhất là chuyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra phải tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động thực vật chặt chẽ hơn nữa tránh sau bệnh dịch hại xâm nhập gây ảnh hưởng tới vật nuôi, cây trồng, bảo vệ được sản xuất nông nghiệp nước ta.