Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 44 - 45)

II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam Trung Quốc

2.Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa

khẩu biên giới.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách đối với phát triển kinh tế vùng núi phía Bắc nhằm xoá đói giảm nghèo, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Trong đó chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới đã và đang phát huy tác dụng tích cực, làm cho bộ mặt kinh tế vùng biên giới được nâng lên một bước, cải thiện được đời sống của nhân dân các tỉnh vùng núi biên giới phía bắc.

Một số tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đã hình thành những trung tâm kinh tế lớn, tốc độ giao lưu thương mại với tốc độ khá cao nhưng trên thực tế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế vốn có của kinh tế cửa khẩu biên giới. Do đó, trong thời gian tới ngoài những chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung thì cần phải có những chính sách đặc thù riêng cho các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc. C thể là:

- Từng bước hình thành khu kinh tế mở, cho tự do giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hoá trên khu vực biên giới cửa khẩu. Hàng hoá ra vào khu kinh tế mở, ngoài việc tuân thủ qui định về chính sách mặt hàng thì được tự do trao đổi, chỉ áp dụng chế độ kiểm tra giám sát Hải quan, không thu thuế đối với hàng hoá trong khu vực kinh tế mở.

- Nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu được giữ lại 100% cho việc phát triển kinh tế tại địa phương trong vòng từ 5 - 7 năm , những năm tiếp theo sẽ có điều chỉnh cho phù

hợp. Trước mắt, nguồn thu từ ngân sách phải khẩn trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần thiết như: đường sá, kho tàng, bến bãi; nâng cấp về phương tiện thông tin liên lạc, đảm bảo kịp thời cho hoạt động giao lưu thương mại qua biên giới.

- Hỗ trợ vốn để khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến hàng xuất khẩu như trồng cây ăn quả, song mây, gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

- Cải cách những thủ tục rườm ra đối với hoạt động xuất nhập cảnh, đồng thời nâng cấp điều kiện về cơ sở hạ tầng các khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút ngày càng nhiều khách du Trung Quốc sang Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 44 - 45)