Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 56 - 60)

II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam Trung Quốc

6.Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc

Để dành thế chủ động và nâng cao hiệu quả kinh tế trong trong việc phát triển kinh tế- thương mại qua biên giới Việt - Trung, cần có một bộ phận chuyên nghiên cứu chiến lược và thông tin thị trường, nghiên cứu chính sách của Trung Quốc về phát triển xuất nhập khẩu đối với các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Việt Nam. Trên

cơ sở đó chúng ta xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu cho phù hợp

với khả năng phát triển của kinh tế nước ta và của các tỉnh biên giới phía Bắc. Chú

trọng hoạt động xuất nhập khẩu theo phương thức chính ngạch với các công ty Quốc

mậu của Trung Quốc, từng bước giảm dần việc ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với

các công ty biên mậu theo phương thức tiểu ngạch; việc thanh toán tiền hàng nhất thiết phải thông qua hệ thống ngân hàng theo đúng tập quán và thông lệ quốc tế.

Hàng năm, chúng ta nên tổ chức đoàn đi khảo sát nghiên cứu thị trường Trung Quốc, tập trung nghiên cứu chính sách và học hỏi kinh nghiệm buôn bán trao đổi qua biên giới từ phía bạn. Bộ thương mại nên thường xuyên hơn tổ chức hội chợ trong và

ngoài nước để quảng bá sản phẩm và thăm do thị trường. Từ đó xây dựng chiến lược

mặt hàng, đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhằm thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất khẩu, giảm tình trạng nhập siêu như hiện nay.

7. Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu biên giới.

Kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, thậm chí có lúc, có nơi giữ vai trò quyết định đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Các cửa khẩu biên giới Việt- Trung nằm ở khu vực có địa hình phức tạp, dốc, đồi núi cao lại xa các thành phố lớn, xa các trung tâm kinh tế của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển nhanh quan hệ kinh tế - thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt- Trung thì việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu là vấn đề cấp thiết cần được khẩn trương thực hiện.

Thực tế trong những năm qua, phía Trung Quốc đã chủ động chuẩn bị trước, họ đã xây dựng và phát triển cả giao thông vận tải, kho tàng, bến bãi, thông tin điện nướcđến các cửa khẩu biên giới, kể cả các ngành dịch vụ, du lịch, ngân hàng, tài chính, tín dụng. Về phía Việt Nam , trong thời gian qua chúng ta đã có sự đầu tư nhất định, nhưng kết cấu hạ tầng của ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế – thương mại với Trung Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ kinh tế – thương mại qua biên giới Việt – Trung còn hạn chế. Do đó, muốn đẩy mạnh quan hệ kinh tế- thương mại qua biên giới Việt – Trung thì chúng ta phải chủ động xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng sau:

- Việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới cần phải gắn với khuyến khích tập trung, thu hút và có chính sách ưu đãi thuận lợi cho cư dân làm ăn, sinh sống tại khu vực cửa khẩu và dọc trên các tuyến đường đi tới cửa khẩu, tạo môi trường sầm uất nhộn nhịp, phát triển giao lưu buôn bán.

- Phải xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng một cách toàn diện cả về giao thông vận tải, kho tàng bến bãi; cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cả về điện nước cho các cửa khẩu hoặc thị xã, thị trấn gần cửa khẩu; cả về thông tin liên lạc, chợ, khách sạn khu vực biên giới... Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải đồng bộ, phù hợp với điều kiện miền núi và mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước hiện tại và trong tương lai.

- Kết cấu hạ tầng phải tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá và tăng khả năng cạnh tranh trong quan hệ thương mại giữa hai nước, từ đó làm tăng thu nhập của người kinh doanh. Vì vậy, trong phát triển kinh tế- thương mại thì kết cấu hạ tầng là môi trường cứng, cần phải đi trước một bước.

Chương trình phát triển kế cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 , cụ thể như sau:

 Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ hiện có, chú ý các đoạn đường hay sụt lở vào mùa mưa; củng cố hệ thống đường nối giữa các quốc lộ với các trung tâm huyện, xã, đặc biệt là ở vùng cao, các tuyến đường dọc biên giới, các tuyến đường đến cửa khẩu, bến cảng, sân bay...

 Gắn với việc phân bổ lại dân cư theo phương châm hình thành các cụm dân cư , thị tứ, thị trấn, khu kinh tế mới...

 Tiếp tục khôi phục và nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận Hà Nội- Lào cai- Côn Minh, Hà Nội - Đồng Đăng – Bằng Tường, Hà Nội - Thái Nguyên để đảm bảo vận chuyển hàng hoá, hành khách trong vùng và quá cảnh sang Trung Quốc và các nước khác.

 Tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia các quốc lộ chính từ Hà Nội đi các tỉnh vùng núi phía Bắc và giữa các tỉnh với nhau. Phát triển nâng cấp tiêu chuẩn quốc

tế đường 1A; đường 18 từ Nội bài đi Bắc Ninh- Hạ Long và đoạn đường từ Hạ Long

đi Móng Cái.

- Phát triển thông tin, bưu chính -viễn thông:

 Cải tạo và nâng cấp và xây dựng mới các tổngđài và mạng lưới thông tin ở các đô thị, các khu công nghiệp và các điểm du lịch, bảo đảm nhu cầu thông tin liên lạc nội vùng, trong nước và quốc tế. Xây dựng các tổ chức hỗ trợ thương mại như: tư vấn thông tin thương mại, thị trường, pháp luật và kiến thức thương mại , dịch vụ...

 Phấn đấu đén năm 2020 xây dựng và phát triển hoàn chỉnh mạng lưới thông tin đến hầu hết các xã, thôn , bản... đặc biệt chú ý các xã vùng cao, biên giới, đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời.

- Phát triển mạng lưới điện, nước:

 Phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã có điện. Ưu tiên đưa điện lưới quốc gia đến các đô thị, thị xã, các khu công nghiệp, khu kinh tế, ở các xã vùng cao, dân cư thưa, địa hình khó khăn hiểm trở, chủ yếu sử dụng thuỷ điện nhỏ để phục vụ cho từng thôn bản, phù hợp với việc quản lý.

 Nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch và đảm bảo đủ nước cho khu vực cửa

khẩu, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các

hộ ở các huyện vùng cao được sử dụng nước sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

 Trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, chưa bao giờ mối quan hệ kinh tế – thương

mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ như những năm qua. Các chỉ số về kim ngạch

xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch và dịch vụ đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Những thành tựu đạt được trong hơn 10 năm qua đã có sự đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và mục tiêu tăng trưởng kinh tế khu vực các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc nói riêng.

 Có thể nói rằng, sau hơn 10 phát triển kinh tế - thương mại qua biên giới Việt - Trung đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế - xã hội các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc, đã từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế làm nảy sinh tiêu cực, đặc biệt là tình trạng buôn lậu qua biên giới cần phải ngăn chặn và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp tạo nên môi trường lành mạnh làm tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Trung Trong thời gian tới.

 Với ý chí kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam và Trung quốc đã lựa chọn, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cùng với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua chúng ta tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khai thác lợi thế vốn có của mỗi nước để đẩy nhanh phát triển kinh tế, đồng thời có các biện pháp phối hợp tích cực để hạn chế những ảnh hưởng phát sinh không thuận lợi từ mối quan hệ đó nhằm đưa quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên một tầm cao mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Báo cáo thông tin thương mại biên giới ( Bộ Công Thương, Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại).

- Kinh tế hải quan 1, 2 – (Giáo trình NXB Đại học Kinh tế quốc dân).

- Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và kế hoạch năm 2011 của ngành Công Thương. ( Tài liệu của Bộ Công Thương tháng 1/2011) - Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2- 2010

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc pdf (Trang 56 - 60)