Những tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác đào tạo – PHÁT TRIỂN tại CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG (Trang 68 - 70)

TNHH Tùng Phương

Qua nghiên cứu thực tế từ việc thu thập nguồn thông tin khác nhau của Công ty cũng như qua nghiên cứu số liệu khảo sát thực tế qua phiếu điều tra.

Đánh giá và xem xét công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty ta nhận thấy trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty còn một số tồn đọng một vài nhược điểm sau :

Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện có, dựa trên đánh giá thực hiện công việc xong việc thực hiện đánh giá thực hiện công việc chưa nghiêm túc, công bằng và rộng rãi, chính xác. Xác

định nhu cầu đào tạo không dựa vào kế hoạch hoá nguồn nhân lực nên cũng làm hạn chế rất nhiều khả năng về tầm phát triển hướng tới trong tương lai của Công ty.

Mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp đưa ra rất chung chung, không cụ

thể vấn đề và không thể lượng hoá được vấn đề. Mục tiêu đưa ra không có biện pháp kèm theo để thực hiện mục tiêu.

Lựa chọn đối tượng đào tạo của doanh nghiệp: việc lựa chọn đối tượng

nghiệp cũng hạn chế vì phần lớn đối tượng đào tạo là người lao động hay cán bộ nhân viên đang làm việc trong Công ty.

Xây dựng chương trình đào tạo trong Công ty thì chưa cụ thể hoá được chi tiết về công tác đào tạo như: số tiết học, thời gian thực hành, thời gian lý thuyết…. phương pháp đào tạo không tạo không có tố chất áp dụng khoa học hiện đại, làm giảm tầm nhìn của người lao động do không tiếp cận được với phương pháp đào tạo hiện đại.

Chi phí đào tạo lấy từ quỹđào tạo phát triển của doanh nghiệp, chi phí cho mỗi khoá đào tạo do doanh nghiệp chi trả nhưng việc tính toán chi phí đào tạo của doanh nghiệp ít để ý tới chi phí cơ hội đã bỏ qua mà phần lớn lượng chi phí doanh nghiệp tính là chi phí lượng hoá được như vậy là chưa đủ.

Thực hiện chương trình đào tạo: tuy được phân cấp và có bộ phận chuyên trách riêng là phòng Tổ chức lao động tiền lương chịu trách nhiệm nhưng thực hiện chương trình vẫn chưa đạt hiệu quả được như mong muốn do

đội ngũ cán bộ còn người chưa hiểu sâu về đào tạo và phát triển, do còn hạn chế trong công tác đánh giá hiệu quả của đào tạo nên thực hiện chương trình

đào tạo vẫn gặp vướng mắc nhiều.

Đánh giá chương trình đào tạo của Công ty chủ yếu là mặt chất chứ

lượng hoá cụ thể về mặt lượng còn rất kém, do vậy đánh giá hiệu quả đào tạo không sát thực với thực tế hiệu quả đào tạo mang lại, mối liên hệ giữa đào tạo và kết quả sản xuất kinh doanh chỉ được đánh giá chính qua chỉ tiêu năng suất lao động bình quân mà năng suất lao động bình quân lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG tác đào tạo – PHÁT TRIỂN tại CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG (Trang 68 - 70)