0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoạch định của những cơng tác lặp lại dƣới sự ràng buộc của nguồn lực: 1 Ràng buộc mối liên hệ kỹ thuật và tính cĩ sẵn của tổ đội:

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NGUỒN LỰC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰN (Trang 29 -33 )

HOẠCH ĐỊNH CỦA NHỮNG CƠNG TÁC LẶP LẠI DƢỚI SỰ RÀNG BUỘC CỦA NGUỒN LỰC

3.2 Hoạch định của những cơng tác lặp lại dƣới sự ràng buộc của nguồn lực: 1 Ràng buộc mối liên hệ kỹ thuật và tính cĩ sẵn của tổ đội:

3.2.1 Ràng buộc mối liên hệ kỹ thuật và tính cĩ sẵn của tổ đội:

Những cơng tác lặp lại được tìm thấy rất phổ biến trong việc thi cơng những dự án thi cơng đường cao tốc, sơ đồ mạng đường ống và những dự án nhà cao tầng cũng như nhà ở xây dựng theo dạng hàng loạt. Nĩi cách khác, những dự án lặp loại này cĩ hàng loạt các cơng tác được lặp lại từ đơn vị này sang đơn vị kia. Cĩ hai ràng buộc chính kiểm sốt trình tự cơng việc của nguồn lực đĩ là mối quan hệ trước sau về mặt kỹ thuật và tính cĩ sẵn của nguồn lực. Hình 3.1 đến hình 3.3 thể hiện biểu đồ năng suất cho một dự án lặp lại bao gồm 3 đơn vị, mỗi đơn vị bao gồm 3 cơng tác (A, B và C). Như thể hiện trong hình 3.1, ràng buộc kỹ thuật cần thiết hồn thành cơng tác A (ví dụ A1) trước khi bắt đầu cơng tác B (ví dụ B1) trong cùng một đơn vị, với ràng buộc tính cĩ sẵn của nguồn lực yêu cầu cơng tác trong đơn vị đi trước (ví dụ A1) hồn thành trước khi bắt đầu của cùng một cơng tác trong đơn vị tiếp theo (ví dụ A2). Trong hình 3.1 cĩ một khoảng trễ (lags) giữa B1 và B2, B2 và B3 và giữa C1 và C2. Những lags này ngụ ý rằng nguồn lực đã sẵn sàng để làm việc nhưng những cơng tác này chưa thể bắt đầu bởi vì cơng tác trước chúng trong cùng đơn vị chưa hồn thành. Nĩi một cách khác, ràng buộc tính cĩ sẵn của nguồn lực đã thỏa mãn nhưng ràng buộc kỹ thuật thì chưa. Do đĩ, nguồn lực phải chờ (bị lãng phí) cho đến khi những cơng tác đi trước kết thúc trong cùng một đơn vị. Thời gian chờ đợi này được gọi là thời gian lãng phí “idle time”. Hoạch định trong hình 3.1 cĩ tổng thời gian lãng phí 6 ngày: 4 ngày cho nguồn lực B và 2 ngày cho nguồn lực C.

Một trong những mối quan tâm chính khi hoạch định những dự án lặp lại là cách khử thời gian lãng phí (idle time) nghĩa là cách để giữ cho nguồn lực làm việc một cách liên tục khơng cĩ sự gián đoạn nào. Bởi vì trong các dự án xây dựng, nguồn lực thường được trả tiền ngay khi họ đến cơng trường cho đến khi họ kết thúc cơng việc và rời đi. Hay nếu vì lý do nào đĩ, giao khốn cho họ thực hiện cơng việc nhưng việc thực hiện cơng việc bị cản trở hay phải chờ đợi mà lý do đĩ khơng thuộc phần họ cũng gây phát sinh chi phí vì tổ trưởng nhận khốn vẫn phải trả chi phí hằng ngày cho nguồn lực của họ. Do đĩ, việc chi trả trong suốt thời gian chờ đợi là khơng hữu ích và lãng phí. Trong hầu hết mọi trường hợp sẽ thật khơng hiệu quả nếu cho tạm nghĩ những nguồn lực này và thuê mướn họ sau vì vấn đề cĩ sẵn của nguồn lực, chi phí và thời gian kết hợp với việc thuê mướn và sa thải.

Do đĩ, một giải pháp hiệu quả hơn để loại trừ hoặc cực tiểu thời gian lãng phí bằng cách trì hỗn một cách chọn lọc ngày bắt đầu của cơng tác. Ví dụ trong hình 3.2 thời gian bắt đầu của cơng tác B trì hỗn cĩ chủ ý đến ngày 4 bằng cách sử dụng một thời gian dẫn (lead time) 4 ngày được đo từ ngày bắt đầu của dự án (B_crewleadtime = 4 ngày). Điều này làm giảm tổng thời gian lãng phí của dự án từ 6 thành 2 ngày mà khơng thay đổi thời gian dự án. Trong hình 3.3, ngày bắt đầu của B thậm chí trì hỗn đến ngày 6 (B_crewleadtime = 6 ngày). Điều này khử đi thời gian lãng phí một cách hồn tồn và cung cấp việc sử dụng nguồn lực một cách liên tục nhưng cũng làm tăng thời gian dự án từ 13 thành 15 ngày.

Trong suốt 20 năm qua, nhiều phương pháp đồ thị và phương pháp số học đã được giới thiệu để giải quyết vấn đề sử dụng nguồn lực liên tục trong việc hoạch định những dự án lặp lại. Những phương pháp đầu tiên tập trung vào hoạch định tất định là đường cân bằng (LOB), phương pháp hoạch định tuyến tính (LSM) và phương pháp hoạch định lặp lại (RSM). Theo những phương pháp này, cĩ hai cách thức chính được sử dụng để loại trừ hay giảm bớt thời gian lãng phí:

1) Cân bằng mức độ năng suất (bằng cách thay đổi phương pháp hoặc kích thước tổ đội).

Bởi vì cân bằng hồn hảo của năng suất khơng phải luơn luơn khả thi hoặc thậm chí là một phương án, luận văn này tập trung vào vấn đề khử đi thời gian lãng phí bằng cách trì hỗn ngày bắt đầu của cơng tác thơng qua việc sử dụng phương pháp hệ thống kéo. 4 1 2 3 Ngày 2 6 8 10 12 14 16 Đơn vị l ặp lạ i A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3

Hình 3.1 Hoạch định cho phép gián đoạn

41 1 2 3 2 6 8 10 12 14 16 Đ ơn vị la ëp lạ i A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 LagB2,B3 B_Crewleadtime Ngày Hình 3.2 Hoạch định cực tiểu gián đoạn nhưng thời gian dự án khơng đổi

41 1 2 3 2 6 8 10 12 14 16 Đơn vị lặ p lạ i A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 B_Crewleadtime Ngày

Hình 3.3 Hoạch định khơng cho phép gián đoạn

Hơn nữa, nguồn lực (tổ đội thi cơng hay máy mĩc thiết bị) được gán cho những cơng tác lặp lại thường thực hiện những cơng việc theo trình tự duy chuyển từ một đơn vị lặp lại này của dự án đến một đơn vị kế tiếp. Bởi vì tính duy chuyển thường xuyên của các đội, việc thi cơng của những cơng tác lặp lại nên được hoạch định theo cách thức thuận lợi làm cho sự duy chuyển của những tổ đội thi cơng diễn ra nhanh chĩng giữa những đơn vị lặp lại nhằm để cực tiểu hĩa thời gian lãng phí thi cơng của tổ đội. Để cực đại hĩa sự hiệu quả của việc sử dụng tổ đội, việc hoạch định của những cơng tác lặp lại nên được ràng buộc bởi nguồn lực và nên thỏa mãn tính liên tục của tổ đội ngồi ràng buộc thứ tự quan hệ và ràng buộc tính đáp ứng hay cĩ sẵn của tổ đội trên cơng trường. Luận văn này giới thiệu một mơ hình linh động cho việc hoạch định của những cơng tác lặp lại dưới sự ràng buộc của nguồn lực thỏa mãn cả ba ràng buộc trên và xem xét sự ảnh hưởng của một số lượng nhân tố thực tế gặp phải phổ biến trong suốt quá trình thi cơng của những dự án loại này. Thuật tốn này được áp dụngtheohaigiai đoạn:

 Giai đoạn đầu tuân thủ mối quan hệ theo thứ tự logic và ràng buộc tính đáp ứng của tổ đội.

 Giai đoạn sau tuân thủ ràng buộc về tính liên tục của tổ đội thơng qua phương pháp hệ thống kéo.

Một ví dụ số học của một dự án đường cao tốc được phân tích để minh họa cho việc sử dụng thuật giải này và chứng minh tính khả thi của nĩ.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NGUỒN LỰC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰN (Trang 29 -33 )

×