II/ Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
1. Giải pháp vĩ mô
1.2. Cải thiện môi trường pháp lí và môi trường đầu tư
1.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hiện nay các hoạt động đầu tư nước ngoài đều phải tuân theo các qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Luật sửa đổi bổ sung của năm 2000). Mặc dù đã có những thay đổi tích cực qua nhiều lần sửa đổi bổ sung của Luật đầu tư nước ngoài, chúng ta vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, tạo dựng hệ thống pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, một hệ thống ưu đãi và khuyến khích mang tính cạnh tranh cao sp với các nước trong khu vực.
Cụ thể trong từng lĩnh vực, các Bộ, ngành đều có những chủ trương chính sách cho các dự án đầu tư. Tháng 8/2002 vừa qua, Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã được thành lập, đồng thời là việc ban hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường Bưu chính Viễn thông. Tuy vậy hệ thống pháp luật về Bưu chính Viễn thông vẫn cần được tiếp tục hoàn chỉnh để tạo lập một san chơi bình đẳng cho các nhà khai thác dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Phân định rõ hoạt động công ích, hoạt động kinh doanh để có các chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, các khoản trích nộp đối với dịch vụ Bưu chính Viễn thông công ích.
Các vấn đề trong cấp phép khai thác dịch vụ.
Những vấn đề liên quan đến thương quyền khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
Tỉ lệ, phương thức ăn chia giữa các đối tác tham gia.
Vấn đề chống phá giá.
Những vấn đề liên quan đến phát triển và áp dụng công nghệ mới và dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.
Trên cơ sở những qui định của Nhà nước mới có thể vừa đảm bảo có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà khai thác, vừa giữ ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.
Nhà nước cần xem xét việc ban hành cơ chế, chính sách theo hướng tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cac doanh nghiệp trong ngành để tạo sự năng động, nhạy bén trong môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2. Mở rộng hình thức và lĩnh vực thu hút vốn FDI cho ngành Bưu chính Viễn thông
Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước vẫn đang giữ độc quyền trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, chỉ cho phép Hợp tác kinh doanh với nước ngoài trong khai thác mạng viễn thông và Liên doanh trong sản xuất công nghiệp viễn thông. Tuy nhiên hai hình thức này đang dần bộc lộ những hạn chế, không còn đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư và không khuyến khích họ vỏ vốn ra đầu tư tiếp. Trong khi đó, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang ngày càng mở rộng, Việt Nam trở
AFTA,...Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là thành viên của Liên minh viễn thông thế giới (ITU), Liên minh viễn thông châu á-Thái Bình Dương (APT) và các tổ chức Thông tin vệ tinh quốc tế (Intelsat), Thông tin vũ trụ quốc tế (Intersputnik), Hiệp hội GSM,...Đây là những điều kiện thuận lợi tạo ra những cơ hội mới để tăng cường hơn nữa sự đa dạng hoá các hình thức hợp tác quốc tế.
Theo phân tích của Ericsson, một tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới khi nghiên cứu thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam để tìm hướng đầu tư thì “ đối với Việt Nam, mọi sự chú ý cao nhất trong hiện tại nên đặt vào việc thực hiện một loại hình mới, khác với loại hình BCC về hợp tác với các nhà đầu tư ngoại quốc. Để làm điều này, chính phủ cần thực hiện nhiều thay đổi trong nhiều thiếu sót thuộc về cấu trúc hợp tác trong lĩnh vực này...Cuộc khủng hoảng kinh tế, cấu trúc ăn chia doanh lợi và sự thiếu hụt toàn bộ trách nhiệm về vận hành và bảo trì trong loại hình BCC hiện tại đã khiến cho các đối tác BCC dịch vụ hữu tuyến từ chối triển khai phần đóng góp của mình, và thay vào đó tìm cách thương thảo lại các điều khoản của BCC. Chính phủ nên thay đổi lại cấu trúc của BCC hoặc tốt hơn nên thực hiện các hình thức hợp tác nước ngoài mới như BOT, hoặc chuyển các BCC thành Liên doanh.”
Thực tiễn, ở Thái Lan hình thức BOT rất phổ biến và cũng đạt được những kết quả nhất định. Chính phủ Việt Nam có thể xem xét và nghiên cứu hướng áp dụng ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển.
Về lĩnh vực đầu tư, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong ngành cần nghiên cứu mô hình thích hợp để tăng cường thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài và cáclĩnh vực mới như: xây dựng các mạng viễn thông khác như mạng Internet, mạng di động, thông tin vệ tinh,... tại Việt Nam; hoặc đầu tư phát triển dịch vụ mới như: dịch vụ trên nền IP, VAS trên mạng PSTN; hoặc đề nghị đối tác đầu tư và một số công ty trực thuộc Bưu điện
tỉnh, thành phố nhằm tăng cường nămg lực hoạt động của các doanh nghiệp này như: Công ty thiết kế, Công ty xây dựng, Công ty viễn thông,...
1.2.3. Cải thiện môi trường kinh doanh trên thị trường Bưu chính Viễn thông
Các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh của thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam hiện nay nổi cộm hai vấn đề cơ bản về chính sách giá cước và chính sách thuế.
Về giá cước, cần cải cách chính sách giá cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông theo hướng Nhà nước chỉ qui định khung giá cước và giá các dịch vụ cơ bản phổ cập, cho phép các nhà khai thác chủ động hơn trong xây dựng; ban hành giá cước dịch vụ giá trị gia tăng mang tính thương mại căn cứ vào quan hệ cung cầu trên thị trường; cho quyền doanh nghiệp có phương án, mức cước trong các điều kiện đặc biệt trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vềchính sách thuế: hiện nay thuế nhập khẩu các thiết bị, máy móc, linh kiện viễn thông vẫn được coi là quá cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông Việt Nam (các Liên doanh). Các hãng viễn thông quốc tế có thời gian dài phát triển với thị phần quốc tế rộng lớn và khả năng tài chính mạnh nên sản phẩm của họ có sức cạnh tranh mạnh mẽ về cả kĩ thuật và giá cả. Các Liên doanh Việt Nam còn non trẻ với vốn đầu tư hạn chế cần được sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Như vậy, cần thay đổi, điều chỉnh hợp lí thuế suất các loại thuế như: thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,...theo hướng mức độ nội địa hoá càng cao thì mức thuế càn thấp; sự chênh lệch vừa đủ để các Liên doanh có khả năng cung cấp các sản phẩm có sức cạnh tranh với thiết bị nhập thẳng, từng bước thực hiện miễn giảm thuế hay giảm thu nhập chịu thuế đối vỡi những đối tác quan trọng hoặc các dự án trong thời gian đầu hoạt động.