Hạn chế về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 51 - 52)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

4. Những hạn chế trong việc quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

4.2. Hạn chế về phía doanh nghiệp

• Hạn chế về lĩnh vực đầu tư. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Bưu chính Viễn thông tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực: khai thác và công nghiệp viễn thông. Trong khi đó hầu như chưa có một dự án nào cho việc phát triển bưu chính. Ngay cả trong lĩnh vực được nhận đầu tư vẫn còn tồn tại các hạn chế cần khắc phục. Các dự án mạng viễn thông tuy có công nghệ tiên tiến nhưng qui mô còn nhỏ, chất lượng mạng nội hạt chưa cao, diện phục vụ còn ít, chưa thu hút đầu tư nhiều vào các vùng sâu, vùng xa. Các công nghệ quản lí, bảo dưỡng mạng tiên tiến vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Việc xây dựng các trung tâm quản lí mạng, trung tâm tính cước, trung tâm chăm sóc khách hàng vẫn chưa đạt được tiến độ và mục tiêu mong muốn. Mặc dù đã có nhiều dịch vụ viễn thông mới được triển khai trên mạng nhưng tốc độ triển khai lại chậm.

• Hạn chế vềhình thức thu hút vốn. Trong giai đoạn đầu, hai hình thức thu hút vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông là Liên doanh và BCC đã mang lại lợi ích kinh tế cao nhưng chưa có đối trọng để tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo qui định hiện hành, đối với các dự án BCC trong Bưu chính Viễn thông, bên nước ngoài đầu tư thiết bị và chịu trách nhiệm về kĩ thuật, bên Việt Nam chịu trách nhiệm vận hành và khai thác mạng. Lí do lựa chọn mô hình BCC những năm qua là để vừa phát huy mặt tích cực trong việc huy động vốn và kĩ thuật cho phát triển hạ tầng mạng lưới Bưu chính Viễn thông, vừa bảo đảm chủ quyền, an ninh qua khai thác mạng của nước chủ nhà. Đối với lĩnh vực nhạy cảm này, không chỉ ở nước ta mà ở nhiều

đầu tư, một trong những nguyên nhân của tình trạng dự án BCC trong khai thác mạng viễn thông triển khai khó khăn là do các qui định như vừa nói trên, cộng với thực tế kinh doanh không hoàn toàn thuận lợi như dự tính ban đầu dẫn đến hình thức BCC không còn đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư và cũng không khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư tiếp.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả đầu tư: hiện nay Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn chưa có những qui định cụ thể trong việc bảo hộ thị trường cho sản xuất công nghiệp trong nước. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả các dự án đầu tư nước ngoài và hạn chế sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi chúng ta chưa có đủ nội lực để phát triển. Bên cạnh đó, với mức độ tiêu thụ sản phẩm như hiện nay, các Liên doanh chỉ khai thác hết 50-60% công suất thiết bị, thị phần không đủ để thuyết phục các đối tác nước ngoài đầu tư công nghệ sâu hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)