Tình hình cấp Giấy phép đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

1.1. Tình hình cấp Giấy phép đầu tư

1.1.1. Qui mô nguồn vốn FDI

Tính đến đầu năm 2002, có 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông được cấp Giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng kí trên 2 tỉ USD. Trong đó đáng kể có:

- 10 dự án Liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông (tổng đài, cáp quang, các hệ thống viễn thông,...) với tổng vốn đầu tư đăng kí khoảng 120,23 triệu USD, liên doanh với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông nổi tiếng như Siemens (Đức), Fujitsu, NEC (Nhật Bản), Alcatel (Pháp), LG (Hàn Quốc),...Trong số đó có tới 8 dự án của Tổng công ti Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 1 dự án của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, 1 dự án của Công ti điện tử viễn thông thuộc Bộ Quốc phòng. (Phụ lục 2)

- 6 dự án Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) khai thác mạng viễn thông, vốn đầu tư 1.881 triệu USD (Phụ lục 3), bao gồm:

+ Dự án viễn thông Quốc tế với Telstra (Australia), vốn đầu tư 327,15 triệu USD, hoạt động từ năm 1990, kết quả tốt, doanh thu cao, thu hồi vốn nhanh, mới mở rộng đầu tư.

+ Dự án thông tin di động với Comvik (Thụy Điển), vốn đầu tư 324,6 triệu USD, triển khai hoạt động và có doanh thu từ năm 1995.

+ 3 dự án phát triển mạng nội hạt, gồm 1 dự án tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương với Korea Telecom, vốn đầu tư 53,2 triệu USD, bắt đầu triển khai từ năm 1996, 1 dự án tại Hà Nội với NTT-Nhật Bản, vốn đầu tư 322 triệu USD được cấp Giấy phép đầu tư cuối năm 1997 và bắt đầu giải ngân từ cuối năm 1998.

Ngoài ra còn có một số dự án nhỏ khác làm dịch vụ điện thoại thẻ, in cuốn Niên giám điện thoại, chuyển phát nhanh chứng từ thương mại, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa điện thoại,...

Các dự án ngày càng có qui mô lớn và nâng cao khả năng phục vụ của mạng lưới viễn thông Việt Nam theo hướng hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư chung và năng lực của các lĩnh vực sản xuất vật chất.

(Báo cáo tình hình Hợp tác đầu tư nước ngoài, Bộ Bưu chính Viễn thông, 2002)

1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Vềcơ cấu của lĩnh vực đầu tư: Các dự án công nghiệp chiếm tỷ trọng 50% số dự án nhưng vốn đầu tư chỉ chiếm 5,4%. Các dự án về khai thác dịch vụ viễn thông cũng chiếm tỷ trọng tương đương về số dự án nhưng chiếm đến 94% tổng vốn đầu tư.

Vềcơ cấu vùng, lãnh thổ: Hầu hết các dự án đầu tư vào 2 khu vực kinh tế lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số dự án thực hiện ở Hải Phòng, Bình Dương, Hà Tây,...

Đối tác nước ngoài: Các đối tác quan trọng có dự án đầu tư vào Bưu chính viễn thông thuộc 9 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapore, Australia, Đức, Thuỵ Điển.

Vềhình thức đầu tư: Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định có 3 hình thức đầu tư nước ngoài là BCC, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông chỉ được phép tiếp nhận vốn FDI dưới 2 hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông; và Doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực công nghiệp viễn thông.

Tóm lại, qua 14 năm triển khai Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và 12 năm triển khai Luật này trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, cơ cấu vốn đầu tư của ngành đã thay đổi về căn bản. Trong đó, nguồn vốn nước ngoài chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn ngành. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được vào ngành chủ yếu là qua hình thức BCC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)