Định hướng phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 56 - 61)

thông Việt Nam

1. Xu hướng phát triển của viễn thông thế giới

1.1. Xu hướng toàn cầu hoá

Trong lịch sử, việc xuất hiện ngôn ngữ là cuộc cách mạng truyền thông lớn đầu tiên gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của loài người. Cuộc cách mạng thông tin tiếp theo xảy ra khi con người biết dùng chữ viết. Sự ra đời của máy điện thoại, điện tín,...kết hợp với công nghệ vi mạch điện tử là tiền đề cho sự ra đời của thông tin kĩ thuật số vào những thập kĩ 70, 80 của thế kỉ XX. Đến cuối thập kỉ 90, đặc biệt là bước sang thế kỉ mới, nói đến thông tin và công nghệ thông tin, người ta thường nói đến sự kết hợp và hội tụ của công nghệ viễn thông - máy tính - điện tử và truyền thông đại chúng. Công nghệ viễn thông và tin học là chìa khoá đưa loài người bước sang một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên xã hội thông tin.

Xuất phát từ tầm quan trọng của viễn thông trong kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, WTO cũng như Liên minh viễn thông thế giới (ITU) đã đưa ra viễn cảnh về cơ sở hạ tầng thông tin toàn câù GI I; APEC đưa ra AP I; và ASEAN ủng hộ ý tưởng xây dựng một mạng lưới thông tin thống nhất trong khu vực. Thực chất, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu hay khu vực chính là việc ứng dụng các công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, tốc độ cao theo các tiêu chuẩn kĩ thuật thống nhất để liên kết cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia của các nước thành một “siêu xa lộ” thông tin chung.

Xét về khía cạnh thương mại, viễn thông là một trong những lĩnh vực sinh lợi nhiều nhất và phát triển rất năng động. Theo dự báo của WTO thì thị trường viễn thông trên toàn thế giới có tổng giá trị 1.150 tỉ USD. Tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại còn lớn hơn nhiều. Thống kê của OECD cho thấy thông qua các đường truyền viễn thông, mỗi ngày có 1.000 tỉ USD bằng tiền và 250 tỉ

USD bằng cổ phiếu được lưu chuyển thương mại trên thế giới, nhưng chủ yếu là qua các mạng chuyên dụng như các mạng ngân hàng, thương mại điện tử qua mạng thông tin công cộng như Internet chỉ chiếm khoảng 500 triệu USD/ngày. Theo thống kê của OECD, đến năm 2002, với những tiến bộ đạt được trong công nghệ và thương mại thông tin, thương mại điện tử qua Internet là 5 tỷ USD/ngày. Chính vì nguồn lợi khổng lồ này mà viễn thông luôn là một lĩnh vực “nóng”, được quan tâm hàng đầu và được đưa ra đàm phán hết sức chi tiết tại các diễn đàn và vòng đàm phán thương mại quốc tế và khu vực.

Như vậy, xu hướng cạnh tranh toàn cầu trong viễn thông đã buộc chính phủ các nước phải cải cách môi trường pháp lý và mở cửa thị trường viễn thông. Xu hướng này đã được khẳng định trong trong Hiệp định về mở cửa thị trường viễn thông cơ bản, do 69 nước thành viên WTO ký ngày 15/12/1997. Việt Nam cũng là một trong các nước ký thỏa thuận về viễn thông của WTO, có nghĩa là phải mở cửa thị trường chậm nhất là vào năm 2007.

1.2. Xu hướng phát triển công nghệ Bưu chính viễn thông.

Đó là sự hội tụ giữa viễn thông, tin học và phát thanh truyền hình sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ cũng như thiết bị mạng lưới công nghệ thông tin phát triển theo hướng gắn kết giữa Internet và điện thoại di động tạo ra khả năng truy cập nhanh vào các mạng thông tin cho con người sử dụng mọi nơi, mọi lúc.

Bên cạnh đó, xu hướng cải cách, tự do hóa đang diễn ra ở nhiều quốc gia nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh về công nghệ, dịch vụ, làm tăng hiệu quả phát triển bưu chính viễn thông cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước.

1.3. Xu hướng phát triển dịch vụ Bưu chính viễn thông.

Với sự tham gia sâu sắc của công nghệ tin học và viễn thông vào đời sống kinh tế xã hội, kéo theo công nghệ và dịch vụ bưu chính ngày càng được cải tin. Công nghệ IP tạo điều kiện cho Bưu chính khai thác dịch vụ thương mại điện tử như bán hàng qua bưu chính, Datapost, Bưu chính ảo,... với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ, Datapost, thư hỏi đáp thương mại, nhu cầu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,... sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bưu chính.

1.3.2. Dịch vụ viễn thông

Công nghệ Internet phát triển bùng nổ trong các năm tới cùng với công nghệ IP, tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ ký sinh trên Internet phát triển. Đặc biệt, dịch vụ VOIP sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong lưu lượng điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, chia sẻ thị phần với các dịch vụ truyền thống. Tuy nhiên các dịch vụ viễn thông truyền thống như điện thoại di động, cố định vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng trong thời gian tới. Các dịch vụ điện báo, telex, nhắn tin có xu hướng giảm dần do khách hàng sử dụng các dịch vụ thay thế như điện thoại, fax, Internet,...

2. Định hướng phát triển ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2005 đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX thông qua là: “...Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 1995."

Trong đó mục tiêu của ngành thuộc kết cấu hạ tầng là: “Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia và quốc tế hiện đại, dung lượng lớn, chất lượng cao; đầu tư để tăng dần tỉ lệ nội địa hoá

trong việc sản xuất, lắp ráp thiết bị thông tin liên lạc". Riêng đối với ngành Bưu chính Viễn thông, mục tiêu là: “Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ Bưu chính Viễn thông, phổ cập sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đến năm 2010, số người sử dụng Internet, số máy điện thoại trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực”.

Từ đó, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng quát là: “Tập trung mọi nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh và đầu tư, cơ cấu lao động theo hướng trở thành một tập đoàn kinh tế - kĩ thuật chủ đạo, xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin mạnh, kinh doanh đa dạng với các dịch vụ Bưu chính ,Viễn thông và tin học là nòng cốt; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, có năng lực cạnh tranh và hội nhập hiệu quả trên thị trường Bưu chính Viễn thông quốc tế; góp phần giữ vững và bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ."

Các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là:

- Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 8-10%.

- Tiếp tục phát triển, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng truyền thông tin học một cách vững chắc, đồng bộ, rộng khắp với công nghệ tiên tiến, cập nhật, đi kịp trình độ của khu vực và thế giới. Phấn đấu 100% tuyến cáp quang liên tỉnh được cáp quang hoá vào năm 2005 để cơ bản hình thành xa lộ thông tin quốc gia.

- Nâng cao mức độ sử dụng cơ bản bình quân về điện thoại từ 6% hiện nay lên mật độ 7-8% vào năm 2005, tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ Internet tới hầu hết các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, bệnh viện trong cả nước, phục vụ nhu cầu thông tin kinh tế xã hội, khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, khám chữa bệnh từ xa,...

- Đẩy mạnh việc tiếp thu chuyển giao công nghệ hiện đại, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ kể cả phần cứng lẫn phần mềm, sản xuất các sản phẩm có chất lượng quốc tế, giá cả hợp lí, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và có được thị trường xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 30-40% tỉ lệ nội địa hoá trong một số sản phẩm chính.

- Chú trọng, ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ phần mềm. Phấn đấu giai đoạn 2001-2005 công nghiệp phần mềm Bưu chính Viễn thông đóng góp 15-20% doanh số công nghiệp phần mềm toàn quốc.

- Nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực trong điều kiện hội nhập, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí của các nước, các tổ chức, các đối tác để phục vụ các mục tiêu phát triển của ngành. Như vậy, để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của ngành đến năm 2005, cần phải huy động một lượng vốn đầu tư rất lớn, khoảng 28.720 tỉ đồng, chiếm hơn 4% tổng đầu tư của toàn xã hội. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư như sau:

Bảng 10: Nguồn vốn Số tiền (tỉ VND) Tỉ trọng (%) Ngân sách Nhà nước 160 0,56 Tín dụng thương mại 5.157 17,96 ODA 5.700 19,85 FDI 4.700 16,36

Tái đầu tư 13.003 45,27

Tổng nguồn vốn 28.720 100

Nguồn: Kế hoạch phát triển giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2005, mục tiêu của Bưu chính Viễn thông Việt Nam là hiện đại hoá hệ thống Bưu chính Viễn thông đạt mức trung bình của khu vực. Do đó cần số ngoại tệ nhiều hơn để nhập vật tư, trang thiết bị, trong đó chủ yếu nhập vật tư , thiết bị của ngành viễn thông. Dự kiến thu hút vốn FDI từ 17-20% tổng vốn đầu tư cho toàn ngành thì tổng số vốn phải huy động vào khoảng 4.700 tỉ đồng, tương đương khoảng hơn 350 triệu USD (bảng 10). Đây quả là một khó khăn rất lớn, đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để huy động đủ vốn kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển đến năm 2005, trong đó có công tác tổ chức nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 56 - 61)