Hiệu quả kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 46 - 49)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

3.2.Hiệu quả kinh tế xã hộ

2. Kết quả hoạt động

3.2.Hiệu quả kinh tế xã hộ

Kể từ khi nhận được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên (BCC về viễn thông quốc tế Telstra - Australia) đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đó là những hiệu quả kinh tế xã hội như sau:

Phát triển mạng viễn thông quốc tế. Trước năm 1980, cả nước có hai trung tâm liên lạc viễn thông quốc tế là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều dùng thông tin vô tuyến sóng ngắn. Các hướng liên lạc điện thoại, điện báo chỉ bó hẹp trong khối các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước lân cận như Hồng Kông, Singapore,...Với mạng viễn thông quốc tế ấy chỉ cung cấp được các dịch vụ như điện thoại nhân công và điện báo. Từ năm 1990, dự án BCC với Telstra - Australia xây dựng 2 đài mặt đất tiêu chuẩn A liên lạc qua vệ tinh tại Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ các dịch vụ viễn thông quốc tế và nâng cấp, mở rộng mạng viễn thông đã làm thay đổi căn bản mạng viễn thông Việt Nam. Đến giữa năm 1995, Việt Nam đã mở được 1.647 kênh thoại quốc tế, và tính đến đầu năm 2002 đã tăng lên hơn 5.000 kênh, cho phép thực hiện hàng chục ngàn cuộc gọi điện thoại một lúc, kết nối dễ dàng với các dịch vụ viễn thông khác của các nước trên thế giới.

Mở rộng diện phục vụ của dịch vụ Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Từ các loại hình dịch vụ truyền thống: bưu kiện, bưu phẩm các loại, phát hành báo chí, điện thoại nội hạt, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, điện báo, telex,...đến các dịch vụ mới như: điện hoa, chuyển phát nhanh (EMS, DHL,...), chuyển tiền nhanh, thông tin di động, điện thoại thẻ, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ tiết kiệm bưu điện,... và đến các dịch vụ cao cấp: dịch vụ datapost, thư điện tử, điện thoại truyền hình, TSL tốc độ cao, hội nghị truyền hình, dịch vụ mua hàng qua bưu điện, bưu chính ảo,...nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu trao đổi thông tin ở các dạng khác nhau của mỗi đối tượng khách hàng theo cơ chế thị trường.

Hình thành và phát triển công nghiệp viễn thông. Trong thời gian qua, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá mạng lưới: mạng kĩ thuật số phát triển mạnh, mạng Analog được thay thế, nhờ đó ngành Bưu chính Viễn thông năm sau được phát triển nhanh hơn năm trước về mọi mặt. Trong quá trình hiện đại hoá mạng lưới, công nghiệp Bưu chính Viễn thông đóng một vai trò quan trọng, bởi phát triển công nghiệp viễn thông là một chủ trương chiến lược của ngành. Nó không chỉ tăng cường tính tự chủ, nâng cao năng lực nội sinh, phát triển nhanh đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật mà còn tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề của người lao động, mở ra hướng làm ăn mới, có thể sản xuất các thiết bị một cách chủ động và mở hướng kinh doanh với bên ngoài. Việc thu hút các công ty nước ngoài liên kết với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam để chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp viễn thông đã là cơ sở cho Bưu chính Viễn

Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp viễn thông đã giúp chúng ta tiết kiệm được ngoại tệ, chủ động và tự chủ trong sản xuất, tiến dần tới tự trang bị để phát triển với tốc độ cao.

Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước. Cơ cấu kinh tế ngành Bưu chính Viễn thông từ chỗ chỉ phục vụ thông tin hành chính - an ninh - quốc phòng là chủ yếu đã từng bước chuyển sang cơ cấu mới, hiện đại theo hướng đa dạng hoá dịch vụ. Bên cạnh những dịch vụ truyền thống đã xuất hiện những dịch vụ mới. Bên cạnh những lĩnh vực khai thác kinh doanh đã xuất hiện những lĩnh vực mới, đó là ngành công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành do sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thể hiện ở sự tăng cường quá trình phân công chuyên môn hoá và phân ngành hoá nhằm bám sát nhu cầu của đời sống nhân dân. Như sự ra đời của Công ty viễn thông quốc tế (VTI), Công ty thông tin di động (VMS) và các Liên doanh chuyên về tổng đài hoặc cáp tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh ngành theo chiều sâu để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng phục vụ.

Thực hiện thành công bước chuyển đổi cơ chế kinh tế và tổ chức quản lí sản xuất bao cấp sang hạch toán kinh doanhvới hiệu quả cao. Với biện pháp về chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh, ngành đã phát huy được tiềm lực sẵn có và nâng cao qui mô vốn đầu tư, nâng cao được chát lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đặc thù của ngành nên phương thức hạch toán có phần đa dạng. Trong ngành có những đơn vị hạch toán tổng hợp điều tiết nội bộ, lấy nơi có lãi bù đắp nơi chưa có lãi, trang bị dần hiện đại, có bộ phận hạch toán độc lập, có bộ phận lấy thu bù chi như khối sự nghiệp,...

Thực chất tổ chức cuả ngành hiện đang hoạt động như một tập đoàn mà Tổng công ty là hạch toán tổng hợp. Việc hợp tác quốc tế đã thúc đẩy hơn nữa tính hạch toán độc lập trong Công ty.

Xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo con người. Thông qua hợp tác quốc tế, ngành Bưu chính Viễn thông đã thu hút nhiều chất xám từ các nước phát triển. Trong quá trình đổi mới, trình độ cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành cũng đã được nâng lên, làm chủ được công nghệ, thiết bị, đủ sức vận hành khai thác mạng lưới viễn thông hiện đại. Chính các cuộc đàm phán và đối thoại về chỉ tiêu kĩ thuật của thiết bị trong hợp đồng, những cuộc trao đổi với các chuyên gia, những cuộc hội thảo của các công ty nước ngoài tham gia dự án BCC và đối tác Liên doanh tổ chức tai Việt Nam là những trường học thực tiễn nâng cao trình độ của cán bộ và công nhân.

Đóng góp nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước.

Tổng nộp Ngân sách nhà nước của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông thể hiện qua bảng 9: Năm 1998 1999 2000 2001 2002 (dự kiến) Nộp Ngân sách (tỉ đồng) 1.476,9 2.118,9 2.722,9 2.375,9 2.372,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 46 - 49)