Tình hình thực hiện Giấy phép đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

1.2. Tình hình thực hiện Giấy phép đầu tư

Nhìn chung, các dự án FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông được triển khai tốt, đối tác nước ngoài là những tập đoàn, công ti có năng lực về tài chính và chuyên môn, phát huy được hiệu quả trong việc góp phần hiện đại hoá, nâng cấp và mở rộng, phát triển năng lực phục vụ của mạng lưới Bưu chính Viễn thông Việt Nam đạt trình độ quốc tế, đặc biệt là các dự án sản xuất thiết bị viễn thông và các dự án viễn thông quốc tế, thông tin di động.

Cho đến nay, trong số 10 Liên doanh được cấp Giấy phép đầu tư thì có 8 Liên doanh thuộc Tổng công ti Bưu chính Viễn thông Việt Nam hiện vẫn đang hoạt động, 2 Liên doanh còn lại vẫn chưa được triển khai. Trong hình thức BCC, bên cạnh các dự án viễn thông quốc tế, thông tin di động triển khai tốt, vẫn có một số Hợp đồng không thực hiện được kế hoạch đã định. Có dự án đã rút Giấy phép đầu tư do bên nước ngoài đổi hướng kinh doanh (dự án điện thoại nội hạt với Cable & Wireless - Anh).

Tình hình thực hiện của các dự án thể hiện qua một số mặt sau: _Tỉ lệ góp vốn:

+ Bên Việt Nam: đối với các dự án BCC là khoảng 25%. Tuy nhiên cũng có dự án phía Việt Nam chỉ góp 5% vốn đầu tư (dịch vụ di động CDMA), hoặc góp tới 55% vốn đầu tư (dịch vụ di động VMS). Doanh nghiệp Liên doanh khoảng 30-50%, chủ yếu là thương quyền, đất đai, nhà xưởng và hệ thống thiết bị hiện có trên mạng.

+ Bên nước ngoài: tỉ lệ góp vốn trong BCC là 75%, trong Liên doanh là 50- 70%. Phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là máy móc, thiết bị và tiền mặt.

Bảng 2: Tổng doanh thu và nộp Ngân sách của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Đơn vị: 1000 USD Nội dung 1998 1999 2000 2001 2002 (dự kiến) DT toàn ngành 670.300 830.889 1.009.629 990.074 1.046.500 DT Liên doanh 39.013 44.017 53.742 46.651 35.997 DT BCC 234.494 224.603 217.463 223.758 236.566 Nộp NSNN toàn ngành 109.407 156.692 201.703 175.935 207.407 Nộp NSNN Liên doanh 2.271 2.994 3.378 6.813 4.308 Nộp NSNN BCC 24.104 18.869 11.204 2.286 3.212

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002

- Doanh thu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một khối lượng doanh thu lớn cho ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tính đến hết năm 2001, doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 39% tổng doanh thu toàn ngành (Bảng 2).

- Nộp Ngân sách: tính đến hết năm 2001, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nộp cho Ngân sách nhà nước 70 triệu USD, chiếm 10% tổng thu Ngân sách từ lĩnh vực Bưu chính Viễn thông (Bảng 2).

- Lao động: Các Liên doanh và Hợp đồng BCC đã thu hút và đào tạo được gần 2.000 lao động Việt Nam; trong đó các Liên doanh đào tạo được khoảng 500 lao động, chủ yếu là các kĩ sư điện tử tin học mà sau này sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong việc phát triển phần mềm của các hệ thống thiết bị viễn thông do Việt Nam sản xuất.

- Năng lực sản xuất: tính đến cuối năm 2001, đầu năm 2002, các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra năng lực sản xuất mới phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, cụ thể như sau:

+ Tổng đài: đã khai thác được 2,5 triệu số/năm. + Cáp đồng: 450.000 km đôi/năm.

+ Cáp quang: 88.000 km đôi/năm.

+ Thiết bị truyền dẫn: STM 1- 4 - 6: 13.685 bộ/năm PHD : 310 bộ/năm DLC : 3.250 bộ/năm + Kênh thông tin quốc tế: 5.379 kênh

+ Trạm thu phát di động : khoảng hơn 200 trạm. + Máy nhắn tin: 46.000 thuê bao/56.000 số lắp đặt.

+ Điện thoại thẻ: 61/61 tỉnh thành được lắp đặt và sử dụng dịch vụ điện thoại thẻ với tổng số 6.076 máy

+ Internet: được hoà mạng ở hầu hết các tỉnh thành phố với 176.911 thuê bao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)