Hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 39 - 46)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam

2. Kết quả hoạt động

3.1. Hiệu quả tài chính

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần vào sự thành công của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam qua các năm với kết quả phát triển mạng lưới khả quan. Mạng lưới viễn thông được phát triển hiện đại, đồng bộ, rộng khắp với công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (ITU đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh thứ hai thế giới), đưa Việt Nam trở thành 1 trong 8 quốc gia đứng đầu về tốc độ phát triển, mức độ hiện đại và tính phổ cập dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Cung cấp nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Phục vụ tốt công tác quốc phòng, góp phần ổn định an ninh, chính trị, bảo vệ chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và tích cực phòng chống thiên tai.

Bên cạnh đó, doanh thu, lợi nhuận và nộp Ngân sách của ngành tăng cao qua các năm, tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều đó thể hiện hiệu quả tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành với sự tác động không nhỏ của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.1.1. Đánh giá hiệu quả tài chính của các Liên doanh

Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn FDI trong Bưu chính Viễn thông, ta xem xét khả năng sinh lợi hàng năm của các dự án có vốn FDI qua việc phân tích hai chỉ tiêu: Tỉ suất Lợi nhuận/Doanh thu và tỉ suất Lợi nhuận/Vốn đầu tư. Hai chỉ tiêu này được áp dụng cho việc đánh giá hiệu quả tài chính của các Liên doanh.

Tỉ suất doanh lợi doanh thu: là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sinh lời

của dự án, được xác định bằng tỉ số giữa Lợi nhuận và Doanh thu. Trong đó Lợi nhuận là Lợi nhuận thu được trong kì

Nội dung kinh tế: phản ánh trong 1 đồng doanh thu thu về sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỉ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn): là quan hệ tỉ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kì.

Nội dung kinh tế: phản ánh 1 đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì.

Với cách tính toán như trên, ta có bảng số liệu :

Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính các dự án FDI trong ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2001

Khả năng sinh lợi của toàn ngành Bưu chính Viễn thông nói chung là rất lớn. Mức sinh lời hàng năm tăng đều đặn. Với 1 tỉ đồng vốn kinh doanh một năm, lợi nhuận thu được là 0,32 tỉ đồng (1996), trên 0,5 tỉ đồng (các năm 1998- 2000). Có thể nói đây là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Tuy nhiên khả năng sinh lợi của các Liên doanh công nghiệp còn thấp xa so với chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Ts DLDT Ngành 0,224 0,235 0,243 0,242 0,223 Ts DLDT KV FDI 0,157 0,186 0,289 0,334 0,391 Ts DLDT Liên doanh 0,118 - 0,006 0,043 0,032 0,102 Ts LN/VĐT Ngành 0,326 0,425 0,535 0,521 0,508 Ts LN/VĐT KV FDI 0,440 0,733 1,146 1,325 1,561 Ts LN/VĐT Liên doanh 0,281 - 0,017 0,141 0,092 0,224

của ngành. Nguyên nhân chính là do các Liên doanh chưa sử dụng hết công suất thiết bị đã được đầu tư.

Đánh giá cụ thể các Liên doanh theo các chỉ tiêu như sau:

Bảng 7:

Tỉ suất doanh lợi doanh thu (%) Liên doanh 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vina - Daesung 5,2 8,33 24,98 16,6 17,66 18 18,6 19,2 ANSV - 19,74 4,03 4,5 1,71 - 3,6 10,5 17,5 12 Vina – GSC - 26,03 3,27 - 6,88 14,37 10,66 14,7 16 VKX 5,03 2,12 1,17 1,48 5,6 8,7 12,4 FOCAL - 57,91 - 0,06 4,7 7,5 8,7 TELEQ - 10,08 - 0,14 5,7 7,87 9,6

Tỉ suất lợi nhuận vốn (%) Liên doanh 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vina - Daesung 7,92 31,88 75,33 27,01 25,68 26,79 28,6 29,2 ANSV - 3,61 14,33 14,09 2,91 - 7,17 8,96 5,9 20,9 Vina – GSC - 2,43 1,64 - 1,92 8,77 9,88 14,56 10,6 VKX 11,8 3,62 - 22,91 1,9 9,78 14,8 15,9 FOCAL - 22,91 - 0,08 10,32 8,97 17,9 TELEQ - 27,54 - 0,58 15,7 13,76 8,99

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn FDI ở các Liên doanh đã có những bước tăng trưởng tích cực trong thời gian gần đây. Từ số liệu ở bảng 6 ta có một số nhận xét sau:

 Qua chỉ tiêu Tỉ suất Doanh lợi doanh thu (Ts DLDT) và Tỉ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (Ts LN/VCSH) có thể thấy Vina - Daesung là Liên doanh hoạt động hiệu quả nhất, ngay từ khi mới thành lập đã có lãi, lợi nhuận tăng ổn định qua các năm. Ts LN/VCSH các năm gần đây luôn đạt trên 25%, Ts DLDT luôn đạt trên 15%. Nếu so sánh với các Liên doanh khác thì các tỉ suất này là cao. Điều này chứng tỏ một mặt Liên doanh đã có nhiều cố gắng trong hợp lí hoá sản xuất, giảm chi phí; mặt khác cũng chứng tỏ giá bán sản phẩm của Liên doanh còn cao.

Hai Liên doanh FOCAL và TELEQ là hai Liên doanh hoạt động kém hiệu quả nhất so với chỉ tiêu chung của toàn khu vực Liên doanh. Ts DLDT và Ts LN/VCSH không ổn định, có năm âm, có năm lại khá cao.

Hai công ty VFT và VINECO đều mới đi vào hoạt động từ cuối năm 1998 đầu năm 1999 nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Liên doanh này cần chấp hành chế độ báo cáo tài chính, kiểm toán theo đúng qui định của Nhà nước.

 Ts DLDT và Ts LN/VCSH thường thấp ở giai đoạn đầu, thậm chí hầu hết các Liên doanh đều đạt mức âm (trừ Liên doanh Vina - Daesung). Nguyên nhân chính là do khi mới đi vào hoạt động, chi phí cao, doanh thu lại thấp không đủ bù đắp chi phí nên các Liên doanh đều bị lỗ. Điển hình như FOCAL và TELEQ mới đi vào hoạt động từ năm 1997 đã bị lỗ hơn 1 triệu USD mỗi Liên doanh, dẫn đến Ts DLDT và Ts LN/VCSH âm.

 Trong giai đoạn 1997-1998 hiệu quả hoạt động hầu hết các Liên doanh đều giảm sút đáng kể thể hiện qua mức giảm chỉ tiêu Ts DLDT và Ts LN/VCSH. Thấp nhất là Liên doanh FOCAL với Ts LN/VCSH năm 1997 âm 57,91%.

Nguyên nhân là do giai đoạn này Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Giá thành các nguyên vật liệu tăng mạnh nhưng giá bán lại không có biến động. Sản phẩm khó tiêu thụ, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu dẫn đến các Liên doanh bị lỗ.

 Trong giai đoạn những năm 1998-2001, hoạt động cuả các Liên doanh đã có dấu hiệu ổn định và tăng trưởng trở lại. Tuy không có Liên doanh nào đạt Ts DLDT và Ts LN/VCSH đạt mức kỉ lục như các năm trước nhưng nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Liên doanh đã đồng đều hơn. Tất cả đều đang trong giai đoạn tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, từng bước xâm nhập thị trường quốc tế. Ts DLDT và Ts LN/VCSH bình quân giai đoạn này đạt 19,5% và 10,5%; đây là dấu hiệu tích cực cho thấy các Liên doanh đã áp dụng các giải pháp, kế hoạch phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng nguồn vốn đầu tư.

3.1.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án BCC

Đối với các dự án Hợp đồng Hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, hiệu quả tài chính của các dự án được đánh giá qua chỉ tiêu Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (Tỉ suất doanh lợi nội bộ, Suất nội hoàn - IRR) là một lãi suất mà với mức lãi suất đó thì giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Tỉ suất IRR cũng là một tỉ lệ chiết khấu mà với tỉ lệ này thì giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án đầu tư bằng không.

IRR được tính toán trong suốt giai đoạn chia doanh thu, có xét đến doanh thu, số tiền đầu tư và các khoản chi phí khác trong kế hoạch kinh doanh. Nếu tỉ suất hoàn vốn nội bộ thực tế của dự án lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất đặt ra trong kế hoạch có nghĩa là dự án đã mang lại lợi nhuận và có thể tiếp tục kinh doanh theo kế hoạch đã đặt ra. Dùng chỉ tiêu IRR này để đánh giá mức sinh lời của dự

án thường giúp các bên có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình thực hiện dự án, nhanh chóng đưa ra quyết định nên hay không nên điều chỉnh lại một số chỉ tiêu tài chính cho phù hợp.

Theo đánh giá của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về tình hình hoạt động của các dự án BCC giai đoạn 1998-2001 thì : hiệu quả tài chính của các dự án BCC khá cao, tỉ suất doanh lợi nội bộ đều đạt ở mức chấp nhận được.

Bảng 8: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính IRR của các dự án BCC

IRR (giai đoạn 1998-2001) Dự án

Kế hoạch Thực hiện BCC Quốc tế, VMS 18% 21,2%

BCC Nội hạt 17,8% 12,8%

Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, 2002

a.Các dự án BCC Quốc tế, Di động VMS

Chỉ tiêu IRR đặt ra trong kế hoạch là 18% nhưng thực tế giai đoạn vừa qua các dự án này đều đạt và vượt mức suất nội hoàn đặt ra. Đây là các dự án mang lai hiệu quả kinh tế tốt, tạo doanh thu lớn, mức sinh lời của vốn đầu tư cao. Sở dĩ các dự án này đạt thành công lớn là do bên Việt Nam đã lựa chọn đúng đối tác có năng lực, kinh nghiệm và thiện chí kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Các lĩnh vực dịch vụ hợp tác đều là những lĩnh vực dịch vụ mới và có tiềm năng phát triển cao. Một yếu tố cũng rất quan trọng là các dự án đã được triển khai vào thời điểm kinh doanh thuận lợi: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động kinh doanh và đầu tư sôi động.

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần xem xét. Đó là tiến độ triển khai đầu tư trong giai đoạn cuối của dự án còn chậm do đối tác cố tình trì hoãn nhằm đòi

hỏi thêm về điều kiện kinh doanh, doanh thu. Mặt khác, thủ tục đầu tư và đấu thầu theo qui định của chính phủ và được áp dụng tại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông vẫn chưa thoáng với các dự án dùng vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của dự án. b.Các dự án BCC nội hạt

IRR kế hoạch là từ 12-18% nhưng thực tế hiệu quả tài chính của các dự án này thu được đều thấp hơn mục tiêu đề ra:

+ BCC KT: 10% + BCC FCRV: 11% + BCC NTTV: 10%

Nguyên nhân là do giai đoạn 1998-2001 có nhiều thay đổi lớn cả về môi trường đầu tư và trong nội bộ dự án (do đơn giá đầu tư giảm) nên tỉ suất nội hoàn của phía đối tác giảm. Tuy nhiên, các đối tác KT, FCR, NTT đều chấp nhận mức IRR này và chưa đề nghị điều chỉnh lại dự án.

Bên cạnh các thành tựu đạt được của các dự án BCC vẫn còn một số tồn tại .

• Tiến độ triển khai dự án còn nhiều hạn chế, tính đồng bộ mạng lưới còn thấp. Một số khu vực trong vùng dự án vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Chất lượng nội dung các khoá học đào tạo cho dự án còn chưa tương xứng với kinh nghiệm tích luỹ được của đơn vị. Chưa phát triển tối đa năng lực kinh doanh sản phẩm, thị trường mới.

• Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị, giữa các phòng ban còn phức tạp và trách nhiệm không rõ ràng.

• Chưa tận dụng được sự hỗ trợ của đối tác trong việc hoàn thiện quản lí, kinh doanh dự án, tăng năng lực cạnh tranh.

 Do hình thức BCC là hình thức hợp tác “lỏng”, các bên không ràng buộc nhau về trách nhiệm như giải ngân đầu tư thực hiện các cam kết và hiệu quả kinh doanh dự án. Vị trí và vai trò của đối tác còn rất hạn chế, chủ yếu là thu xếp vốn đầu tư nên ảnh hưởng của đối tác trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và quản lí dự án không nhiều..

 Giai đoạn 1997-2000 các nước trong khu vực rơi vào khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và lòng tin của đối tác đầu tư.

 Về tổ chức triển khai dự án : các phòng ban tham gia triển khai và quản lí theo chức năng, do đó không có đơn vị điều hành chịu trách nhiệm chính và cụ thể về tiến độ và hiệu quả cả dự án.

 Đội ngũ cán bộ tham gia triển khai dự án của Tổng công ty và đơn vị còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm đàm phán và triển khai thực tế các dự án quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)