Tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh docx (Trang 38 - 39)

2003 Số tiền % so vớ

2.1.2.3.Tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh

Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003-2007 tăng lên khá nhanh, chiếm 40% GDP. Lượng vốn đầu tư tăng lên chủ yếu do các công trình của trung ương triển khai trên địa bàn hoặc hỗ trợ bằng nguồn vốn NSNN. Hiện nay, nguồn vốn NSNN trên địa bàn chiếm hơn 62% trong tổng vốn đầu tư xã hội. Tạo những điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Vốn ngoài quốc doanh chiếm hơn 30% (xem Phụ lục số 02).

Việc khai thác các nguồn vốn từ thuế, vay, thu từ doanh nghiệp, hay các phương thức phát hành trái phiếu, huy động trong dân trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Đến nay, nguồn từ vốn doanh nghiệp dân doanh, dân cư, tín dụng chỉ chiếm chưa đến 25% tổng vốn đầu tư xã hội. Đặc biệt là lượng vốn ngoài nước còn hạn chế, mới bắt đầu đổ vào từ năm 2005 với một số ít dự án quy mô nhỏ như khai thác sa khoáng, chế biến gỗ. Đối tác chính là Nhật bản, Thái Lan, Đài Loan

và chiếm khoảng 10% tổng đầu tư xã hội trong cả giai đoạn. Do hầu hết các công trình lớn đều mới khởi công hoặc trong giai đoạn chuẩn bị nên tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP cao hơn toàn quốc và hệ số gia tăng tư bản đầu ra ICOR còn cao và chưa vững chắc.

Nhìn chung, tình hình vốn đầu tư xã hội của Hà Tĩnh còn một số vấn đề cần xem xét.

Thứ nhất, nhu cầu đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và xã hội là rất lớn, nhưng khả năng huy động và giúp đỡ của Trung ương mới là bước đầu và còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng quá cao chưa cấn đối với các nguồn khác (vay, dân doanh, dân cư...) dẫn đến chèn ép các nguồn khác, hoặc giảm khả năng huy động và giảm hiệu quả trong sử dụng. Hiện nay, vốn NSNN Hà Tĩnh là hơn 60% trong khi toàn quốc chỉ trên dưới 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Thứ ba, thiếu các doanh nhân trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế. Thiếu các doanh nghiệp có vị thế và đóng góp cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương.

Thứ tư, môi trường thực sự chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thực sự khó khăn, do tổng vốn đầu tư cao, tỷ suất thu hồi vốn đầu tư thấp. Các ngành có tỷ suất thu hồi vốn đầu tư cao, nhanh hoàn vốn như khách sạn, nhà hàng thì nhu cầu xã hội còn thấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh docx (Trang 38 - 39)