Giải pháp chống đầu tư dàn trả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam ppt (Trang 62 - 64)

Đầu tư phân tán, dàn trải, dẫn đến: Công trình thi công kéo dài, hiệu quả đầu tư thấp, gây thất thoát cho Nhà nước và xã hội. Hiện nay Quy chế quản lý ĐT&XD quy định không cụ thể trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, nhưng bố trí không đủ vốn cho dự án hoàn thành đúng kế hoạch. Để khắc phục tình trạng này tác giả xin đề xuất:

- Bổ sung nội dung Điều 17 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ, về kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án khởi công xây dựng mới phải cân đối hợp lý; ưu tiên cho công trình chuyển tiếp, bố trí vốn đúng tiến độ thực hiện dự án đã được ghi trong quyết định đầu tư. Nếu còn vốn thì mới bố trí cho những công trình xây dựng mới và ngược lại. Xử lý nghiêm tiến độ và thời hạn hoàn thành công trình, có sự giám sát của HĐND. Đây là một trong những nội dung quan trọng để hạn chế đầu tư dàn trải. Nhưng những người có chức, có quyền thường khó thực hiện. Trong thực tế hiện nay nhiều người có thẩm quyền quyết định đầu tư, thường quyết định đầu tư tràn lan khi sắp hết nhiệm kỳ. Để khắc phục tình trạng này, đề nghị trước khi hết nhiệm kỳ một năm, cơ quan KTNN cần tiến hành kiểm toán công tác bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các ngành, các địa phương. Quy định hình thức xử lý và xử lý nghiêm những người có thẩm quyền quyết định đầu tư, đã bố trí vốn đầu tư dàn trải. Những người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm đến cùng trong việc ký duyệt dự án, phải cân đối nguồn vốn một cách vững chắc, không những đủ vốn cho dự án, mà còn phải có dự phòng những phát sinh ngoài dự kiến;

- Phải công khai hóa vốn đầu tư ngân sách, là một giải pháp quan trọng để chống đầu tư không đúng chỗ và thất thoát. Thực hiện công khai hóa là nhằm đảm bảo sự giám sát của nhân dân. Công bố công khai dự án đầu tư để nhân dân đóng góp về chủ trương đầu tư, sau đó giám sát việc đấu thầu và thi công xây dựng;

- Thực hiện nguyên tắc tiền ngân sách là tiền của dân nên phải được đại diện của dân bàn và quyết định. Theo đó ngoài các công trình trọng điểm quốc gia do Quốc hội quyết định, cần phát huy vai trò của các HĐND với việc sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển; nếu dự án thuộc ngân sách địa phương (kể cả phần Trung ương phân bổ thêm cho địa phương) thì phải đưa ra HĐND thảo luận, quyết định và công bố, công khai nếu là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc quyền quyết định của cơ quan chính quyền, thì phần làm trên địa bàn nào cũng phải thông báo cho HĐND địa phương đó góp ý kiến.

- Chấm dứt tình trạng dự án đầu tư xây dựng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng đã được ứng vốn theo lối "tiền trảm hậu tấu".

- Bổ sung nội dung Điều 49 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ, đó là quy định mức bồi thường vật chất và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, bố trí không đủ vốn để thực hiện hoàn thành dự án đúng với quy chế quản lý đầu tư và đúng với thời gian trong quyết định đầu tư. Nếu người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã bố trí đủ vốn, mà chủ đầu tư hoặc ban QLDA gây khó khăn hoặc chuyển vốn của dự án này cho dự án khác thì phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Để xử lý nghiêm minh quy chế phải quy định mức xử phạt và hình thức kỷ luật thỏa đáng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam ppt (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)