nguồn nhân lực của công ty
Công tác đào toạ và phát triển chính là để phục vụ cho chiến lược lâu dài của công ty. Do đó công ty phải là nơi tạo điều kiện để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thực hiện một cách có hiệu quả. Do đó công ty cần đảm bảo những điều kiện cần thiết và hợp lý để phục vụ cho công tác đào tạo của công ty thực hiện một cách thuận lợi, đó là tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển thông qua việc bố trí bộ máy thực hiện công tác đào tạo và phát triển sao cho đủ số lượng và chất lượng hiện nay công tác đào tạo do hai nhân viên thực hiện do đó cần phảI tăng cường nhân viên để thực hiện công tác này. Với những cán bộ chuyên trách về công tác đào tạo của công ty cần thực hiện việc đào tạo lại họ về chuyên ngành quản trị nhân lực cung cấp cho họ nhng kiến
thức mang tính bài bản từ đó có thể kết hợp với kinh nghiệm đã có thì việc thực hiện của những người phụ trách công tác đào tạo hiệu quả hơn rất nhiều
Ngoài việc thực hiện đánh giá xác định nhu cầu đào tạo của ngời lao động trong công ty một cách chính xác để phục vụ cho việc xác định nhu cầu đào tạo của toàn công ty thì việc tác động vào nhận thức của ngời lao động với vấn đề đào tạo trong công ty. PhảI làm sao để ngời lao động nhận thức được việc phảI học tập nghiêm túc khi tham gia vào quá trình đào tạo, khoá học sẽ không thể mang lại hiệu quả khi chính ngời được đào tạo không hề có ý thức trong việc thực hiên. Do đó công ty cần nâng cao ý thức người lao động về công tác đào tạo và phát triển, khi ngời lao động thấy được tầm quan trọng của việc đào tạo thì họ có động lực và trách nhiệm để phấn đấu học hỏi. Việc này sẽ đem lại cho công ty những khoản tiết kiệm không nhỏ do không phảI đào tạo ngời lao động vì ngời lao động đã nắm vững. Do vậy khi người lao động nhận thức được những vấn đề này thì họ sẽ tạo ra những thích thú và mong muốn học tập của người lao động và chương trình đào tạo có hiệu quả cao.
Ngoài ra đội ngũ giáo viên giảng dạy là giáo viên kiêm nhiệm trong công ty thì cần phảI quy định rõ về trách nhiệm vị trí ấy trong tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
Vai trò của con người ngày càng trở nên quan trọng trong mỗi tổ chức. Con người được coi là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Từ trước đến nay một sự thật không thể phủ nhận được là con người được hướng dẫn đào tạo thì có khả năng thực hiện công việc của họ tốt hơn hiệu quả hơn. Ngày nay khi nói đến một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không phải vì thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, thiếu mặt bằng mà vấn đề người ta nghĩ đến khả năng làm việc của con người ở trong doanh nghiệp đó. Chính vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển. Mọi nguồn lực đều được xem là hữu hạn, chỉ có nguồn tài nguyên con người được xem là vô hạn, cho nên việc phát huy yếu tố con người là rất tốt cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy công tác đào tạo được xem là yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của con người đối với nhà máy và hiểu rằng đào tạo phát triển là cách tốt nhất để phát triển khả năng trình độ của con người. Cho đến nay Công ty TNHH Vận tải và xây dựng Phúc An Khang đã rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nhằm có một đội ngũ lao động có đủ khả năng trình độ đáp ứng được công việc để lấy đó làm cơ sở mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy. Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào, công tác đào tạo và phát triển ở Công ty TNHH Vận tải và xây dựng Phúc An Khang đã đem lại được những kết quả đáng kể, có những ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi một số các thiếu sót dẫn đến công tác đào tạo và phát triển ở nhà máy chưa có được hiệu quả cao nhất.
Trong chuyên để này đã tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển ở Công ty TNHH Vận tải và xây dựng Phúc An Khang dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh việc sử dụng lao động sau đào tạo, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, lợi ích thu được... qua đó ta thấy được những ưu điểm, hạn chế của nhà máy trong quá trình đào tạo và phát triển. Từ đó đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vận tải và xây dựng Phúc An Khang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị nhân sự, Trần Kim Dung, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. Giáo trình quản trị nhân lực,Thạc sĩ Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, Nhà xuất bản lao động - xã hội, 2004
3. Quản trị nhân sự, Nguyễn Hữu Thân, Nhà xuất bản thống kê, HN, 2001
4. Quản trị nhân sự, Phạm Đức Thành, Nhà xuất bản thống kê, HN. 1998
5. Các báo cáo thống kê lao động Phòng tổ chức hành chính công ty vận tải và xây dựng Phúc An Khang