a) Về phía Nhà nước:
3.2.6. Xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp của cả tổ chức và cá nhân
cá nhân
Trong thời gian qua nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trắng trợn của một số doanh nghiệp và cá nhân (lừa gạt, chiếm đoạt tài sản hoặc vô trách nhiệm khi tổ chức đưa người ra nước ngoài...) đã bị phát hiện, nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực chưa được xử lý hoặc xử lý không nghiêm. Do vậy việc dành những hình phạt thích đáng cho những tổ
chức và cá nhân có hành vi phạm pháp sẽ là một giải pháp tích cực, làm lành mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh đúng pháp luật, thực hiện thắng lợi chiến lược xuất khẩu lao động của ta.
Kết luận chương 3
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế phức tạp có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm qua xuất khẩu lao động đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động của ta còn tồn tại nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của chương trình xuất khẩu lao động, trong những năm tới. Công tác XKLĐ phải được tiến hành theo các phương hướng: Đa phương hóa thị trường XKLĐ; Đa dạng hóa hình thức XKLĐ, mạnh dạn nghiên cứu thử nghiệm và tìm ra các hình thức mới cho phù hợp với điều kiện của cả người lao động Việt Nam và bên đối tác; Coi trọng chất lượng hiệu quả trong XKLĐ, không chạy theo số lượng đơn thuần.
Theo phương hướng trên cần ra sức thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế, củng cố giữ vững thị trường lao động truyền thống, mạnh dạn tiếp cận và khai thác thị trường giàu tiềm năng khác.
2. Đổi mới công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động.
3. Xây dựng hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ cho công tác XKLĐ.
4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hoạt động XKLĐ.
5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phục vụ cho chương trình XKLĐ, đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân nắm được nội dung yêu cầu, các tiêu chuẩn và thủ tục tham gia XKLĐ, giúp người lao động tránh được những rắc rối phiền hà và những rủi ro do thiếu thông tin.
6. Xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp của cả các tổ chức và cá nhân, làm lành mạnh hoạt động XKLĐ và tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh của các tổ chức XKLĐ ở nước ta.
Trên đây là hệ thống giải pháp chủ yếu có tính đồng bộ, trong quá trình thực hiện đòi hỏi các tổ chức XKLĐ và cơ quan hữu quan phải quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng tổ chức thực hiện, có như vậy chiến lược XKLĐ của ta mới thu được những thắng lợi tốt đẹp.
Kết luận
Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu thế tất yếu, nền kinh tế của các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Trong xu thế phát triển đó, xuất khẩu và nhập khẩu lao động giữa các nước cũng không ngừng tăng lên phản ánh sự phân công lao động quốc tế đã và đang diễn ra với quy mô lớn, tốc độ cao và ngày càng sâu sắc. Nước ta có nguồn lao động dồi dào số người không đủ việc làm, hoặc thất nghiệp đông, nên xuất khẩu lao động trở thành vấn đề cấp bách. Bắt đầu Hợp tác quốc tế về lao động từ những năm 80, nhưng bước sang thập kỷ 90 nước ta mới thực sự xuất khẩu lao động theo đúng nghĩa của từ này. Tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cả trong nhận thức và biện pháp thực hiện. Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động được xác định sớm nhưng việc cụ thể hóa ở các cấp các ngành còn chậm, các chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa mở rộng được thị trường... Công tác quản lý vĩ mô còn lỏng lẻo nên xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực, lừa đảo để mưu cầu lợi ích riêng làm tổn hại lợi ích của người lao động và uy tín của nước ta.
Mặt khác, công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn, và các thủ tục hành chính rườm rà cũng đang là những nhân tố cản trở công tác xuất khẩu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường.
Để khắc phục những tồn tại đó, đòi hỏi phải nhất quán quan điểm hàng hóa sức lao động và gạt bỏ những định kiến hẹp hòi của những quan niệm phong kiến trước đây, phải chấn chỉnh lại công tác xuất khẩu lao động trên cả hai phương diện: quản lý vĩ mô của Nhà nước và việc tổ chức thực hiện ở các doanh nghiệp. Muốn vậy Nhà nước cần:
- Hoàn thiện bộ máy quản lý cả về tổ chức và công tác cán bộ.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động XKLĐ phải gọn nhẹ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của XKLĐ trong cơ chế thị trường. Giảm đầu mối, tránh những thủ tục hành chính phiền hà, làm mất đi tính linh hoạt của các doanh nghiệp XKLĐ.
Đội ngũ cán bộ là đầu mối quan trọng để giải quyết mọi vấn đề của người lao động khi ở nước ngoài. Vì vậy cán bộ làm công tác quản lý phải có trình độ hiểu biết về pháp luật, phong tục tập quán của nước sở tại, có vốn kiến thức về ngoại ngữ, nắm được nghiệp vụ
kinh tế, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn xảy ra nhất là khi có những tranh chấp về hợp đồng kinh tế. Người cán bộ quản lý phải trở thành người hỗ trợ tin cậy cho người lao động.
- Đề ra các văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động này đối với cả các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động.
- Tìm ra những giải pháp thiết thực, đặc biệt là giải pháp và chính sách tài chính để "XKLĐ" đi vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần đặc lực thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế, mở rộng, củng cố quan hệ ngoại giao làm cơ sở cho việc mở rộng quan hệ trao đổi lao động. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn lao động phục vụ cho XKLĐ trong cả thời kỳ dài 2000 - 2020.
Đối với các doanh nghiệp làm dịch vụ XKLĐ: Phải nâng cao chất lượng hoạt động của mình thông qua việc đổi mới công tác tuyển chọn đào tạo nguồn lao động. Chấn chỉnh lại tổ chức, mạnh dạn đầu tư nghiên cứu thị trường đưa lao động của ta vào các thị trường lao động quốc tế với nhiều hình thức khác nhau. Cần khắc phục tình trạng chỉ vì lợi ích trực tiếp, trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, lợi ích quốc gia dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động XKLĐ.
Xuất khẩu lao động là hoạt động còn tương đối mới mẻ, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cơ quan liên quan là điều cần thiết và là nhân tố quan trọng bảo đảm cho hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành trôi chảy và đạt hiệu quả cao.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra nhanh chóng trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, đòi hỏi phải bố trí, sắp xếp lại sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Một mặt công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng cầu về lao động có trình độ chuyên môn cao, mặt khác nó làm cho lực lượng lao động giản đơn vốn đã dôi dư của ta ngày càng thừa ra tương đối. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sẽ là giải pháp tốt, khắc phục tình trạng trên trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
danh mục Tài liệu tham khảo
[1]. Ban biên tập (Số 3/1995), Dù thiếu công nhân Thái Lan vẫn XKLĐ, Tạp chí Thị trường lao động ngoài nước.
[2]. Bộ Lao động TB&XH (2000), hệ thống các văn bản hiện hành về đưa lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.
[3]. Bộ LĐTB&XH (8/6/2000), Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về XKLĐ.
[4]. Bộ LĐTB&XH (12/3/1998), Báo cáo triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII.
[5]. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (1986 đến nay), Báo cáo tổng kết và phát
triển doanh nghiệp nhà nước.
[6]. Cục Quản lý lao động với nước ngoài (số 6 - 2000), Tạp chí việc làm ngoài nước.
[7]. Trần Đình Chính (12/2/1998), Mở rộng xuất khẩu lao động - một hướng tích cực giải quyết việc làm, Báo Nhân Dân.
[8]. Cục Quản lý lao động với nước ngoài (số 5-1998), Việc làm ngoài nước.
[9]. Cục Quản lý lao động với nước ngoài (số 1-1999), Thái Lan khuyến khích XKLĐ,
Việc làm ngoài nước.
[10]. Nguyễn Văn Dần (tháng 4/1999), Việc làm ở nước ta mâu thuẫn và hướng giải quyết, Tạp chí Hoạt động khoa học.
[11]. Doãn Mậu Diệp (tháng 3/1999), Dân số lao động và việc làm ở Việt Nam, Tạp chí
Thông tin văn hóa.
[12]. Lê Đông (Tháng 3/1995), Vấn đề lao động việc làm trong kế hoạch
5 năm. Tạp chí Kinh tế kế hoạch.
[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
[14]. Phạm Thanh Hà (05/3/1998), Phát triển nguồn nhân lực và mở rộng thị trường lao
động, Báo Nhân Dân.
[15]. Trần Văn Hằng (số 11-1994), Thị trường lao động Việt Nam và cơ chế giải quyết việc làm ngoài nước, Tạp chí lao động và xã hội.
[16]. Trần Văn Hằng (số 12-1994), Phát triển thị trường lao động ngoài nước là một hướng quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động, Tạp chí Thông tin kinh tế kế hoạch.
[17]. Nguyễn Quang Hiển (số 1-1994), Chính sách thị trường lao động tích cực và hoạch
định công tác đào tạo ở CHLB Đức, Tạp chí Lao động và xã hội.
[18]. Trần Đình Hoan (số 1-1992), Việc làm nguyện vọng và quyền lợi hàng đầu của người lao động, Tạp chí Thương mại.
[19]. Hội đồng Chính phủ (ngày 29/11/1980), Nghị quyết số 362/CP về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN.
[20]. Kammapi (số 1-2000), Di cư Philipin trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu á. Tạp
chí việc làm ngoài nước.
[21]. Luật doanh nghiệp (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[22]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[23]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[24]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[25]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[26]. Trương Quang Oánh (số 6-1999), Tạo vị thế để mở rộng xuất khẩu lao động, Tạp
chí Lao động và xã hội.
[27]. Kim Oanh (ngày 23/3/2000), Dôi dư lực lượng lao động trẻ có trình độ ở DNNN,
Báo Đầu tư.
[29]. Nguyễn Ngọc Quỳnh (số 1-2000), Thị trường xuất khẩu lao động và một vài suy
nghĩ về mở rộng thị trường, Tạp chí Việc làm ngoài nước.
[30]. Phạm Đỗ Nhật Tân (số 2-1998), Việc cấp giấy phép xuất khẩu lao động của một số
nước châu á, Tạp chí Thị trường lao động ngoài nước.
[31]. Võ Nhật Thăng (số 1-2000), Lao động chân chính làm nghề gì cũng đáng trân trọng, Tạp chí Việc làm ngoài nước.
[32]. Nguyễn Lương Trào (số 8-1993), Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn mới, Tạp chí Thông tin kinh tế kế hoạch.
[33]. Nguyễn Lương Trào (số 7-1993), Về mở rộng xuất khẩu lao động Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Lao động và xã hội.
[34]. Lưu Đạt Thuyết (tháng 5/1999), Dân số và bảo đảm việc làm, Tạp chí Cộng sản.
[35]. Trịnh Hữu Thục (1998), Xuất khẩu lao động ở Việt Nam, Thực trạng và giải pháp,
Luận văn tốt nghiệp cử nhân.
[36]. Viện Thông tin khoa học xã hội (1999), Thị trường lao động trong kinh tế thị trường, Hà Nội.
[37]. Tổng cục Thống kê, Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam,
Những công trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố
1. Nguyễn Đình Thiện, Xuất khẩu lao động đề phòng các hành vi tiêu cực đang nhen
nhóm, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 74/2000, tr. 8.
2. Nguyễn Đình Thiện, Xuất khẩu lao động nghề giúp việc, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số
76/2000, tr. 8.
3. Nguyễn Đình Thiện, Xuất khẩu lao động người nghèo nông thôn vẫn đứng ngoài cuộc,
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: sự cần thiết xuất khẩu lao động của nước ta và kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước
5
1.1. Xuất khẩu lao động và thị trường lao động 5
1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta 7
1.3. Tình hình xuất khẩu lao động của một số nước trong khu vực 17
Chương 2: tình hình xuất khẩu lao động của nước ta những thập kỷ qua
24
2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của nước ta thời kỳ 1980-1990 24
2.2. Tình hình xuất khẩu lao động của nước ta từ 1991 đến nay 30
2.3. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ công tác xuất khẩu
lao động
41
Chương 3: những phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong thời gian tới
46
3.1. Phương hướng xuất khẩu lao động của nước ta 46
3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước
ta thời gian tới
53
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế 53
3.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động
55
xuất khẩu lao động
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu lao động
62
3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối với chương trình xuất khẩu lao động
64
3.2.6. Xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp của cả tổ chức và cá nhân
65
Kết luận 68
Danh mục tài liệu tham khảo 71
những công trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố 74