Lào, Nhật Bản, Đài Loan) và các nước ở Trung Đông
Nhu cầu lao động của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... rất lớn, Tuy nhiên đây là những thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Nhưng nếu có biện pháp khắc phục những nhược điểm thiếu sót trong công tác XKLĐ của nước ta thời gian qua thì vẫn có thể mở rộng thị phần của nước ta trên thị trường này.
Trung Đông là khu vực tiếp giáp giữa châu á, châu Âu và Bắc Phi. Đây là khu vực chiếm gần 40% sản lượng dầu mỏ của thế giới. Sự phát triển công nghiệp dầu mỏ đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác như: xây dựng, giao thông vận tải và quá trình đô thị hóa... Nên nhu cầu về lao động ở khu vực này đã tăng nhanh trong những thập niên gần đây.
Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực này. Năm 1986, Việt Nam đã cung ứng hơn 10.000 lao động cho Irắc. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã làm cho quá trình này bị gián đoạn. Đến năm 1994 một số công ty đã đưa thí điểm lao động nữ sang Li Băng làm công việc nội trợ. Từ năm 1996, một số công ty xây dựng Việt Nam đã cung cấp lao động sang nhận thầu khoán công trình tại Cô Oet và UAE...
Gần đây Thái Lan, Philipin, Indonexia, Băng-La đét, Trung Quốc cũng đã đưa người lao động vào thị trường này. Dòng người ả rập theo đạo Hồi nhập cư vào đây lớn dẫn đến việc tìm kiếm công ăn việc làm tại thị trường Trung Đông không còn dễ dàng như trước. Trước sức ép của cư dân bản xứ, Chính phủ các nước Trung Đông chỉ cho phép nhập cư đối với lao động có trình độ lành nghề: kỹ sư, công nhân bậc cao hoặc những lao động giành cho công việc nặng nhọc, nhàm chán như tạp vụ, quét dọn vệ sinh, nội trợ gia đình. Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường lao động lớn nhất thế giới với mức thu nhập: Kỹ sư là 600 - 800 USD/tháng, công nhân lành nghề là 300 - 500 USD/tháng. Do vậy, trong những năm tới đây ta cần nghiên cứu và khai thác có hiệu quả thị trường lao động to lớn này.