d) Hiệu quả kinh tế xã hội của công tácXKLĐ thời kỳ 1991
2.3.3. Phải nhanh nhạy trong nghiên cứu, tiếp cận, mở rộng thị trường mới, đồng thời duy trì, củng cố và giữ vững thị trường truyền thống
mới, đồng thời duy trì, củng cố và giữ vững thị trường truyền thống
Việc mở rộng thị trường có quan hệ trực tiếp đến sự gia tăng về số lượng lao động trong quá trình xuất khẩu. Hội nghị triển khai nghị quyết Trung ương IV khóa VIII của bộ lao động Thương binh và xã hội đã thừa nhận: Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đưa lao động vào các thị trường có nhu cầu sử dụng một lực lượng lớn lao động của ta như thị trường Trung Đông, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản... Việc nghiên cứu, tiếp cận và sự am hiểu về thị trường lao động của ta còn hạn chế. Do vậy, việc chuẩn bị về mọi mặt cho người lao động và các tổ chức quản lý chưa thật chu đáo...
Bên cạnh đó, theo trào lưu chung, các tổ chức XKLĐ cũng như các cơ quan quản lý và lao động đều tập trung chú trọng vào các thị trường lao động mới. Các thị trường truyền thống bị xem nhẹ. Quá trình đào tạo ngoại ngữ cũng chỉ tập trung cho tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung. Tiếng Nga trước đây đã từng một thời gắn bó với nhiều thế hệ người lao động, học sinh, sinh viên Việt Nam đã có chiều hướng mai một và quên lãng. Trong một tương lai không xa, nước Nga và các nước Đông Âu hồi phục, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tăng cao, cùng với chiến lược nghiêng về châu á của các nước này, thì nguồn lao động Việt Nam sẽ không đáp ứng kịp mà trước hết là trình độ ngoại ngữ kém. Chính vì vậy cần duy trì, củng cố và giữ vững các thị trường này bằng việc nghiên cứu, tiếp cận lại và chuẩn bị nguồn nhân lực ngay từ bây giờ để cung ứng kịp thời khi các thị trường này đòi hỏi.
Trải qua hai giai đoạn, tương ứng với hai cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, xuất khẩu lao động cũng mang những tên gọi khác nhau.
Trong thập niên 80 - 90 XKLĐ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và quan hệ tương trợ, giúp đõ lẫn nhau giữa các nước XHCN. 10 năm thực hiện Hợp tác quốc tế về lao động gần 30 vạn lượt người đã có việc làm, có thu nhập và đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội không nhỏ cho Nhà nước và bản thân gia đình người lao động.
Bước sang thập kỷ 90 do sự biến động to lớn của tình hình kinh tế, chính trị của các nước trong hệ thống XHCN và do nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, xuất khẩu lao động cũng có sự thay đổi theo. Khác với giai đoạn 1980 - 1990, xuất khẩu lao động của ta không còn tập trung vào các thị trường truyền thống là Liên Xô (cũ), các nước XHCN Đông Âu và Irắc mà chuyển hướng vào các nước có chế độ kinh tế chính trị khác với ta. Tính đến hết năm 1999, 127 doanh nghiệp XKLĐ đã đưa 89.140 người lao động và chuyên gia đi làm việc tại hơn 30 nước và vùng lãnh thổ. Với "doanh thu" trên 1 tỷ USD/một năm, XKLĐ đã trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên công tác XKLĐ cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Việc cụ thể hóa chủ trương xuất khẩu lao động ở các cấp trong thời gian đầu còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa mạnh dạn đột phá, mở rộng thị trường tăng lượng lao động xuất khẩu.
- Chưa có các văn bản pháp lệnh về công tác xuất khẩu lao động nên việc quản lý người lao động chưa chặt chẽ.
- Thủ tục hành chính còn rườm rà đặc biệt là thủ tục về nhân sự, công tác tuyển chọn, đào tạo người lao động không kỹ càng, còn nhiều sơ hở và tiêu cực, do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng công tác XKLĐ của ta...
Vì vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những thiếu sót, giải quyết tốt và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hoạt động XKLĐ để chương trình XKLĐ của ta đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những năm tiếp theo.
Chương 3
Những phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động
của nước ta trong thời gian tới 3.1. Phương hướng xuất khẩu lao động của nước ta
XKLĐ đã trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và đối với chương trình quốc gia về giải quyết việc làm nói riêng. Nước ta có lực lượng dân cư trong độ tuổi lao động dồi dào (năm 1999 có 37,8 triệu; năm 2000 là gần 40 triệu; và đến năm 2015 theo dự báo con số này sẽ lên đến 62 triệu), quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là điều kiện thuận lợi vừa là những thách thức to lớn cho chương trình tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp. Trong Hội nghị triển khai nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xác định: Chúng ta phấn đấu đến năm 2000 đưa khoảng 150.000 lao động làm việc ở các nước, và sau năm 2000 con số này lên đến 200.000 hoặc 250.000 hàng năm, thường xuyên có khoảng 400.000 - 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện được mục tiêu trên, XKLĐ của ta trong thời gian tới cần theo các phương hướng sau: