Xây dựng, hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ cho công tácXKLĐ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 54 - 56)

a) Về phía Nhà nước:

3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ cho công tácXKLĐ

Chính sách tài chính là đòn bẩy thúc đẩy, mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác XKLĐ. Trong chính sách tài chính, điều quan trọng chủ yếu là phải quan tâm và bảo đảm hài hòa các lợi ích: lợi ích người lao động, lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ và lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, cần chú ý thêm đến lợi ích của các chủ sử dụng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tài chính cần tập trung vào:

- Đầu tư xây dựng các doanh nghiệp XKLĐ đủ mạnh về cả người, trang thiết bị và vốn để cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Ban hành các chính sách ưu đãi với các

doanh nghiệp XKLĐ như: Cho vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường tìm kiếm hợp đồng, xây dựng chi phí môi giới cho doanh nghiệp...

- Cho phép sử dụng cơ chế ba bên trong đào tạo lao động xuất khẩu: Nhà nước, Doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư để tạo nguồn kinh phí trong điều kiện ngân sách Nhà nước, vốn của Doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo còn hạn hẹp.

- Nghiên cứu và quy định lại cho hợp lý hơn về các khoản chi phí dịch vụ cho tìm việc làm ngoài nước. Hiện nay, theo thông tư liên tịch số 16/2000/TTLT-BTC- BLĐTB&XH ngày 28/02/2000 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, phí dịch vụ được tính theo phần trăm lương / tháng theo hợp đồng với mức thu 12% và 18% với những sĩ quan thuyền viên sau khi đã trừ đi các khoản chi phí ăn ở, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài là tương đối cao. Do vậy cần nghiên cứu sao cho mức thu phí dịch vụ phải vừa đảm bảo có lãi cho Doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, đồng thời mức thu này không được quá cao. Người lao động chấp nhận xa gia đình, quê hương, người thân bước vào một cuộc sống hoàn toàn khác lạ chỉ vì mục đích kinh tế. Vì vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí, người lao động phải tiết kiệm được một khoản tiền cao hơn hẳn so với thu nhập của họ khi ở trong nước. Nếu các khoản chi phí lớn, mức thu nhập thấp sẽ là nguyên nhân làm cho người lao động phải tìm cách ra ngoài làm thêm hoặc tự ý phá bỏ hợp đồng đi làm cho nơi khác có thu nhập cao hơn. Những hiện tượng này không còn là cá biệt mà đã xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, làm ảnh hưởng đến việc duy trì thị trường, và tổn hại đến các lợi ích kinh tế khác.

- Mở tài khoản cá nhân cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để người lao động có thể gửi tiền về giúp đỡ gia đình cải thiện đời sống hoặc đầu tư cho sản xuất. Phương pháp này giúp người lao động yên tâm hơn, đồng thời cũng giúp Nhà nước có thể kiểm soát được ngoại hối chuyển về nước.

- Nên nghiên cứu để giảm chi phí đến mức thấp nhất và có những chính sách cụ thể mang tính khả thi, giúp đỡ, tạo điều kiện để người nghèo có thể tham gia vào XKLĐ như:

+ Các tỉnh, huyện nên thành lập các trung tâm tư vấn miễn phí, cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người lao động làm các thủ tục về XKLĐ. Đây chính là biện pháp khắc phục những hạn chế về thiếu hiểu biết, giúp đỡ người lao động tránh được những rắc rối, phiền hà và cả những rủi ro.

+ Thành lập các trung tâm đào tạo về ngoại ngữ, nghiệp vụ ngay tại địa bàn của tỉnh, huyện. Giải pháp này sẽ giúp người lao động giảm được chi phí về ăn ở, đi lại ở các thành phố lớn - nơi có giá cả đắt đỏ.

+ Các doanh nghiệp XKLĐ nên có chính sách ưu đãi với người nghèo bằng cách giúp đỡ tạo điều kiện và giảm một phần chi phí cho người nghèo khi tham gia XKLĐ. Tiến hành tuyển chọn lao động đi xuất khẩu ngay tại địa phương nơi người nghèo sinh sống.

+ Vừa qua Chính phủ đã có chính sách cho người lao động vay vốn để tham gia XKLĐ. Tuy nhiên, để chính sách này được thực hiện tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty XKLĐ, các chi nhánh ngân hàng nơi người nghèo sinh sống, gia đình và địa phương của người nghèo để tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo, nhưng đồng thời cũng bảo đảm thu hồi vốn cho ngân hàng.

- Là người nghèo thì không thể có của để thế chấp; người nghèo chỉ có thể vay vốn bằng hình thức tín chấp. Do vậy, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... nên đứng ra bảo lãnh cho người nghèo vay một phần vốn để tham gia XKLĐ. Việc trả vốn vay có thể sau 3 đến 4 tháng đi lao động hoặc lâu hơn tùy theo mức độ bảo lãnh của đoàn thể và sự thỏa thuận với người vay và gia đình họ.

- Các doanh nghiệp XKLĐ có thể đề nghị bên đối tác ứng trước cho người đi lao động một khoản tiền hoặc cung cấp tín dụng cho người lao động Việt Nam khi mới tới làm việc ở bên nước họ để trả nợ vay trước khi đi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)