d) Hiệu quả kinh tế xã hội của công tácXKLĐ thời kỳ 1991
2.3.2. Phải có một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công tác XKLĐ
Hiệu quả của công tác XKLĐ phụ thuộc vào hai nhân tố chính:
Một là, đội ngũ các doanh nghiệp tham gia XKLĐ. Đây là nơi tuyển chọn, đào tạo, bàn giao lao động cho phía đối tác theo hợp đồng. Nếu việc tuyển chọn kỹ kàng, công tác đào tạo đáp ứng được yêu cầu công việc thì lao động của ta càng ngày càng có uy tín trên thị trường quốc tế. Do vậy, việc chấn chỉnh lại các doanh nghiệp, kiên quyết thu lại giấy phép XKLĐ của những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, vi phạm pháp luật là điều cần thiết. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng và ngày càng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.
Hai là, các tổ chức đại diện của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Trong thời gian qua, trên nhiều thị trường lao động ta chưa có tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động hoặc có nhưng hoạt động hiệu quả chưa cao. Việc bảo vệ quyền lợi hoặc
can thiệp khi có tranh chấp hợp đồng lao động chủ yếu do cơ quan ngoại giao của ta đảm nhận, nên nhiều mâu thuẫn bức xúc xảy ra mà chưa được giải quyết kịp thời, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy việc xây dựng bộ máy quản lý lao động ở nước ngoài với một đội ngũ cán bộ có trình độ, biết cách tiếp cận, mở rộng thị trường, cung cấp thông tin chính xác cho các doanh nghiệp và người lao động, đồng thời xử lý tốt các tình huống xảy ra là điều kiện căn bản để người lao động của ta được đối xử công bằng và đúng theo hợp đồng đã ký kết.