Mạnh dạn đột phá, mở rộng thị trường sang các châu lục khác như châu Mỹ, châu Phi và thị trường Tây Âu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 45 - 50)

châu Phi và thị trường Tây Âu

Nước ta đã từng đưa chuyên gia về giáo dục, y tế và nông nghiệp sang làm việc tại châu Phi từ những năm 80. Trong thời gian tới những thành tựu về nông nghiệp, giáo dục mà ta đạt được sẽ là những nhân tố quan trọng để các nước này tiếp tục yêu cầu ta giúp đỡ chuyên gia.

Với Châu Mỹ: Tập trung chủ yếu là thị trường thuộc Hoa Kỳ. Ta đã đưa lao động sang Saipan, Samoa... Tuy nhiên lực lượng của ta còn ít và có nhiều vấn đề nảy sinh ở đây. Mặc dù vậy, đây vẫn là một cơ hội lớn cho lao động của ta thâm nhập vào những thị trường khó tính và mở ra một triển vọng lớn cho ta có thể tiếp cận các thị trường lao động khác với dung lượng lớn hơn.

- Thị trường Tây Âu: Đối với nước ta còn hoàn toàn mới. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong 20 năm tới do tỷ lệ sinh thấp nên số người già (trên 60) sẽ tăng lên gấp đôi (khoảng 113,5 triệu) chiếm 1/3 dân số của liên minh Châu Âu (EU). Lực lượng dân cư trong độ tuổi lao động không ngừng giảm sút, nhất là lực lượng thanh niên. Để cân bằng cung - cầu lao động, Tây Âu sẽ phải nhập 70 triệu lao động. Tuy vậy, đây là thị trường đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ cao là chủ yếu, vì thế cần phải chuẩn bị tốt cho lao động Việt Nam có đủ điều kiện thâm nhập vào thị trường này.

Trong những năm của thập kỷ 80, hơn 20 vạn lao động, chuyên gia của ta đã từng làm việc nhiều năm ở các nước XHCN ở Đông Âu. Tuy nhiên, các hình thức hợp tác lao động còn nghèo, chủ yếu là lao động xen ghép với công nhân bạn trong dây chuyền sản xuất (từ năm 1980 đến 1987).

Từ năm 1988 trở đi có thêm các hình thức hợp tác giữa ngành với ngành, xí nghiệp với xí nghiệp như hợp tác giữa Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam với Bộ Công nghiệp nhẹ Đức; Bộ Giao thông vận tải Việt Nam với Bộ Cơ khí tổng hợp Tiệp Khắc,... Hợp tác giữa các địa phương kết nghĩa: Hà Nội - Matxcơva; Nghệ Tĩnh - Ulianop... và nhận thầu công trình: Bộ Xây dựng Việt Nam ở Bungari, Tiệp Khắc, Liên Xô; Bộ Thủy lợi Việt Nam với Irắc.

Bước đột phá lớn vào giữa những năm 90 là nước ta đã đào tạo và xuất khẩu thuyền viên cho tàu cá và tàu vận tải sang nhiều châu lục khác nhau. Nhưng đây là lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải vừa có sức khỏe, vừa có trình độ nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ cao. Chính vì vậy, số sĩ quan, thuyền viên của ta xuất sang các hãng tàu tuy có tăng nhưng số lượng không đáng kể.

Hiện tại có một số đơn vị được phép xuất khẩu thuyền viên là: Trường Đại học Hàng Hải, Công ty Inlaco Sài Gòn, Inlaco Hải Phòng, Lod, Vitranchart, Vosco,...

Thuyền viên của ta làm việc chủ yếu ở Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Pháp và một số nước châu Âu với số lượng khoảng trên 1.000 và đảm nhiệm các chức danh thấp. Số lượng thuyền viên Việt Nam làm việc cho các chủ tàu nước ngoài rất ít, so với các nước khác trong khu vực như: Băng-la-đét là 50.000; Philipin là 220.000; Indonexia là 40.000; Srilanka trên 30.000. Tuy vậy, tiềm năng về xuất khẩu thuyền viên của ta là lớn, nhưng cần chú ý đến sức khỏe, ngoại ngữ, tác phong công tác và trình độ thực hành của thuyền viên.

Từ năm 1994, ta đã đưa sang Li-Băng một số lao động nữ thí điểm làm công việc nội trợ. Đến tháng 11 năm 1999, các công ty của ta bắt đầu đưa lao động nữ sang giúp việc gia đình ở Đài Loan. Đây là một lĩnh vực mới mẻ, hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, phải nhận thức rằng, đây cũng là một nghề nghiệp chân chính để tạo ra việc

làm, tạo ra thu nhập. Do vậy, vấn đề là có giải pháp bảo vệ được quyền lợi phụ nữ của ta ở nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình.

Ngoài những hình thức trên, nên nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra các hình thức XKLĐ khác cho phù hợp với yêu cầu của đối tác nhằm không ngừng tăng số lượng lao động xuất khẩu của ta.

Đa dạng hóa các hình thức hợp tác lao động vừa là phương hướng, vừa là biện pháp hữu hiệu để đưa số lượng lao động của ta đi các nước ngày một tăng lên. Cần thoát ra khỏi những định kiến ngặt nghèo của những quan niệm phong kiến lỗi thời để tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ, nông dân và những người nghèo có cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài nước, từng bước xóa đi những cảnh nghèo cơ cực và góp phần thực hiện thắng lợi chương trình XKLĐ của quốc gia trong những năm tới.

3.1.3. Coi trọng chất lượng, hiệu quả trong XKLĐ, không chạy theo số lượng đơn thuần đơn thuần

Chất lượng - hiệu quả luôn là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đối với XKLĐ, hàng hóa được đưa tới thị trường ngoài nước không phải là những loại hàng hóa thông thường mà là hàng hóa đặc biệt. Chính vì vậy, chất lượng - hiệu quả của nó có tác động nhiều chiều trên nhiều phương diện cả về chính trị, kinh tế và xã hội.

Hiện nay ta đã có một đội ngũ các doanh nghiệp tham gia XKLĐ hết sức đông đảo: 127 doanh nghiệp. Số lượng lao động được đưa sang các nước ngày một gia tăng. Chưa bao giờ vấn đề XKLĐ lại được mọi cấp mọi ngành quan tâm nhiều đến vậy. Điều đó khẳng định rằng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh XKLĐ là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng những hiện tượng tiêu cực, như đưa lao động đi một cách ồ ạt vô nguyên tắc, chất lượng lao động thấp, số lượng lao động phải trả về cao, có những doanh nghiệp tuyển người đi lao động để lợi dụng chiếm đoạt tài sản công dân... đã đánh những hồi chuông cảnh báo về tình hình XKLĐ hiện nay. Chính vì vậy, một mặt bằng nhiều cách, chúng ta phải tăng cường XKLĐ để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào chủ trương xóa đói giảm nghèo, mặt khác, chúng ta phải chống lại những hiện tượng xem thường chất lượng - hiệu quả, chỉ chạy theo

số lượng đơn thuần. Quán triệt phương hướng này, hoạt động XKLĐ cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, nâng cao chất lượng của đội ngũ các doanh nghiệp tham gia XKLĐ.

127 doanh nghiệp được tham gia XKLĐ là một lực lượng hùng hậu để hoàn thành mục tiêu trong những năm tới, đưa được vài triệu lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện có nhiều doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ nhưng không thể đi vào hoạt động, hoặc hoạt động nhưng chất lượng hiệu quả không cao. Có những doanh nghiệp như công ty TNHH Phát triển Công nghệ mới - Thương mại - Du lịch và Xây dựng (tên giao dịch là DTC) đã chiếm đoạt của người lao động hàng tỷ đồng trong dịch vụ XKLĐ. Nhiều nơi, nhiều chỗ thu tiền với mức quá cao hoặc đặt ra những quy định riêng cho mình, không tuân thủ các quy định chung cũng như các nguyên tắc pháp lý, như:

- Không chấp hành nguyên tắc trực tiếp tuyển chọn lao động, rõ nét nhất là vụ tuyển chọn lao động trong 2 đợt đầu đi làm việc ở Samoa thuộc Hoa Kỳ.

- Có nhiều sai sót trong ký kết hợp đồng: Chưa ghi rõ công việc người lao động sẽ làm, không xác định rõ phương thức trả lương, đề ra những quy định trái với quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không có lợi cho người lao động.

- Vi phạm chế độ tài chính: Như thu một số khoản tiền ngoài quy định, thu tiền đặt cọc quá mức cho phép, thu phí dịch vụ cao hơn, thu tiền của người chưa chính thức được tuyển chọn...

Do vậy cần rà soát lại các doanh nghiệp được phép XKLĐ, đưa ra những yêu cầu cụ thể, nếu không đáp ứng được kiên quyết không cấp giấy phép hoặc thu hồi lại giấy phép khi thấy cần thiết.

Hai là, lấy hiệu quả làm đầu trong công tác XKLĐ.

Cần phải tính đến cả hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội do hoạt động XKLĐ đưa lại. Đồng thời đảm bảo lợi ích người lao động, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Hiện tại đã có những biểu hiện tiêu cực chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần hoặc chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích riêng của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng "đem con

bỏ chợ", lấy tiền xong đưa người lao động ra nước ngoài là coi như hết trách nhiệm, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Ba là, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác XKLĐ. Do vậy, tuyển chọn, đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao vừa là phương hướng, vừa là biện pháp trước mắt và lâu dài.

Để có được vài triệu lao động làm việc ở nước ngoài trong những năm tới là nhiệm vụ khó khăn cho mọi cấp, mọi ngành. Tuy vậy chúng ta không thể chạy theo số lượng mà xem nhẹ chất lượng và hiệu quả. Chất lượng và hiệu quả chính là một trong những giải pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để thúc đẩy sự gia tăng về số lượng lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.

3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh XKLĐ của nước ta thời gian tới 3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế 3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế

Tiếp thị - nghiên cứu thị trường là khâu cực kỳ quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm chắc thị trường là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác nghiên cứu thị trường lao động của ta thời gian qua còn nhiều thiếu sót, do đó chưa nắm chắc đối tác, chưa hiểu rõ thị trường. Thông tin về thị trường lao động còn nghèo nàn hoặc chưa chuẩn xác... đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác XKLĐ của ta.

Những hạn chế trên là do trong một thời gian dài, đất nước bị phong tỏa bởi chính sách cấm vận nên sự hiểu biết của chúng ta về tình hình các nước trong hệ thống TBCN còn nhiều hạn chế. XKLĐ theo cơ chế thị trường đối với nước ta lại là hoạt động mới mẻ. Lực lượng của các doanh nghiệp XKLĐ mỏng, thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin còn thiếu thốn... Do đó các doanh nghiệp XKLĐ của ta vừa yếu lại vừa thiếu, chưa đủ sức vươn ra nắm bắt và khai thác thị trường một cách hiệu quả và cạnh tranh với các đối thủ khác trong khu vực. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến

số lượng lao động của ta đưa đi trong thời gian qua chưa cao, nhiều cơ hội trong XKLĐ bị bỏ lỡ.

Trong thời gian tới, việc nghiên cứu, tiếp cận và mở rộng thị trường phải được các doanh nghiệp quan tâm đầy đủ và Nhà nước cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ về mọi mặt. Để thực hiện tốt giải pháp này cần tập trung vào một số vấn đề chính sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)